18:01 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng ưu tiên đầu tư phát triển khu vực duyên hải miền Trung

Thứ tư - 04/06/2014 20:30
Ưu tiên đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, quản lý hiệu quả nguồn nước... là những vấn đề được các đại biểu chú trọng hàng đầu đối với sự phát triển vùng khi thảo luận tại Diễn đàn phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung tổ chức tại Hội An (Quảng Nam) ngày 3/6.
 
Diễn đàn Phát triển bền vững duyên hải miền Trung. Ảnh: VGP/Thế Phong
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng vấn đề các tỉnh, thành miền Trung hết sức quan tâm hiện nay là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nhất là con đường ven biển để tạo sự kết nối, sự lan tỏa toàn vùng, và cũng tận dụng được ưu thế các tỉnh duyên hải có biển, hướng ra biển.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng ven biển

Ngoài ra, cũng cần quan tâm đầu tư các tuyến giao thông ngang từ ven biển, đến Quốc lộ 1A và đường Trường Sơn, có như vậy, mới phát huy thế mạnh từng vùng, đẩy nhanh mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Đơn cử như tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát huy được du lịch cộng đồng để xóa đói giảm nghèo nếu có tuyến giao thông ngang tốt, đây là giải pháp thiết thực.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của con đường giao thông ven biển đối với Quảng Bình và các tỉnh duyên hải, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài nói: “Đường giao thông ven biển sẽ đảm bảo được công tác phòng chống thiên tai, và khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển của các tỉnh duyên hải. Đồng thời, sẽ giải quyết được các mục tiêu phát triển lâu dài như công nghiệp du lịch biển, dịch vụ logistics, phát triển khu kinh tế, điều chỉnh được vùng dân cư ven biển phòng chống thiên tai…

Một vấn đề khác được lãnh đạo các tỉnh thành phố trong khu vực quan tâm là cần đầu tư nạo vét khơi thông các luồng lạch cửa sông tại các tỉnh miền Trung do đang bị bồi lấp nặng.

“Bình Định có cửa biển Tam Quan Bắc, một năm có khoảng 16.000 lượt tàu ra vào nhưng mỗi lần tàu ra vào gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi mong muốn có sự đầu tư cho các cửa biển để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế. Đây là vấn đề hết sức thiết thực hiện nay, phù hợp với nguyện vọng của người dân vùng duyên hải” bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, chia sẻ. 

Lũ lụt là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững các địa phương vùng duyên hải miền Trung. Ảnh: VGP/Thế Phong

Sử dụng hiệu quả nguồn nước

Ông Văn Phú Chính, Phó Cục trưởng Cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão (Bộ NNPTNT) cho biết nguồn nước khu vực duyên hải miền Trung phân bố không đều, 30-33% lượng nước vào mùa khô và 67-70% lượng nước vào mùa mưa. Điều này làm suy giảm dòng chảy vào mùa khô gây hạn trên diện rộng, mặn xâm nhập và gia tăng dòng chảy vào mùa mưa với cường độ lũ ngày càng bất thường và phức tạp hơn, nhất là lũ liên tiếp xả ra trong hơn 10 năm trở lại đây.

Nhiều đại biểu cho rằng cần có kế hoạch quản lý nguồn nước ở lưu vực sông và kế hoạch quản lý đa ngành nhằm đảm bảo nguồn nước được quản lý hiệu quả. Muốn vậy đòi hỏi phải có  sực tham gia tích cực của các bên liên quan tại địa phương, kết hợp chặt chẽ với các Tổ chức lưu vực sông, Bộ NNPTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần xác định nhu cầu và kế hoạch nâng cấp sửa chữa các hồ,  đập trọng yếu và bị xuống cấp; quan tâm trồng rừng, phòng tránh nạn phá rừng và quản lý nguồn nước tốt hơn thông qua quy hoạch sử dụng đất.

Các đại biểu cũng thống nhất cần có chương trình hành động chung trong triển khai Chiến lược quốc gia về phòng chống giảm nhẹ thiên tai và Chiến lược quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu; quan tâm xây dựng khu tránh trú bão cho tàu thuyền, hậu cần nghề cá, giảm áp lực cho các khu tránh bão hiện có. Đồng thời, ưu tiên nguồn lực nâng cấp và cải thiện hệ thống hồ chứa ở khu vực vốn hứng chịu nhiều thiên tai như miền Trung. Ngoài ra, cần tăng cường sự phốp hợp liên vùng nhằm chia sẻ thông tin trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. 

Nhấn mạnh vai trò quan trọng sự phối hợp và hợp tác hiệu quả giữa các bên trong phát triển vùng duyên hải miền Trung, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB cho biết WB và các đối tác cam kết sẽ hỗ trợ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung bằng những chương trình, dự án cụ thể và các hỗ trợ về kỹ thuật khác. 

Sau diễn đàn, các bên liên quan sẽ xây dựng và ra Tuyên bố Hội An nhằm hỗ trợ vùng duyên hải miền Trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.

Nguồn: chinhphu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 341

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 340


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 990336

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71217651