07:08 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi nông dân vươn lên làm chủ

Thứ bảy - 28/06/2014 13:22
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, người nông dân trồng lúa chính là đối tượng chịu tác động mạnh nhất bởi yếu tố giá cả đầu vào. Ngoài ra, khi giá lúa tăng, họ không được hưởng lợi trọn vẹn, còn khi giá giảm thì người nông dân là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên. Chính vì vậy, việc người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tham gia mua cổ phiếu của doanh nghiệp là cách làm tích cực để tạo vị thế mới cho bà con.


Người nông dân lần đầu ký hợp đồng mua cổ phiếu

 

Mới đây, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) vừa trao sổ cổ đông cho hơn 1.720 nông dân tại nhiều địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - những người sở hữu gần 1,9 triệu cổ phiếu tại doanh nghiệp này. Đây là hoạt động tiếp theo của AGPPS thực hiện kế hoạch bán cổ phiếu doanh nghiệp cho 6.000 nông dân ĐBSCL. Với việc mua cổ phiếu giá ưu đãi và thành cổ đông của AGPPS, người nông dân đã trở thành những người chủ sở hữu mới của công ty và họ sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ chuỗi giá trị mà công ty đang thực hiện. Từ nay, các khâu như chọn giống, mua thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông sản cho đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm, người trồng lúa cũng có nhiều thuận lợi khi được phía công ty hỗ trợ.


Gắn bó với thửa ruộng, mảnh vườn từ nhiều đời nay, ông Lê Thanh Sơn, ở vùng nguyên liệu Vĩnh Hưng của tỉnh Long An, giờ đây lại có niềm tin nhiều hơn về cơ hội vươn lên làm giàu từ cây lúa. Sau vài vụ mùa làm lúa trong vùng nguyên liệu cho nhà máy, ông Sơn và nhiều bà con ở ĐBSCL thấy công việc ngày càng ổn định: sản xuất theo qui trình bài bản, người trồng lúa không còn phải lo chi phí và tới cuối vụ bán lúa có giá hơn ruộng bên ngoài. Đó là cơ sở tin cậy để người nông dân như ông quyết định mua hơn 1 ngàn cổ phiếu của AGPPS với mục đích muốn làm ăn gắn bó lâu bền với doanh nghiệp. Ông Sơn chia sẻ ngày đầu, khi đầu tư khoản tiền lớn để mua cổ phiếu của AGPPS, ông cũng rất đắn: Công ty có bước phát triển mới đó là hỗ trợ cho nông dân để mua cổ phiếu. Trước đó chúng tôi cũng chưa am hiểu gì về cổ phiếu. Nhờ sự có hỗ trợ tư vấn của công ty mà chúng tôi thấy chương trình này rất hay. Tôi rất mừng.

 

 

 

 

 

 

Hiện nay, chuỗi giá trị lúa gạo ở ĐBSCL là một hệ thống kết nối các phân khúc từ cung cấp đầu vào cho đến khâu chế biến (xay xát, lau bóng) và phân phối, tiêu thụ. Tham gia vào hệ thống này có: nông dân, thương lái, nhà máy xay xát, các công ty cung ứng, công ty xuất khẩu, mạng lưới phân phối. Trong đó, người nông dân đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy, việc xây dựng cánh đồng mẫu và bán cổ phiếu cho những người trực tiếp với ruộng đồng là cách làm mới, mang lại hiệu quả rõ rệt. Ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, cho rằng:  Với cách làm này, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc. Đây chính là bước đột phá cho vấn đề tái cơ cấu nền nông nghiệp, thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là người dân sản xuất nông nghiệp phải có lãi. Đây là mô hình tốt cần khuyến khích. Mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao thu nhập cho người nông dân. Mô hình này nếu lan rộng thì rõ ràng là người dân sẽ sản xuất theo hướng hàng hóa và bền vững.

 

Việc người nông dân tham gia mua và bán cổ phần của một doanh nghiệp được xem là “dấu ấn” lớn trong việc tạo mối liên kết giữa 2 chủ thể trực tiếp trong sản xuất và tiêu thụ. Do vậy đối với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, lợi ích đạt được không chỉ là nguồn thu hơn 56 tỷ đồng từ việc bán cổ phần mà hướng lâu dài, đây chính là sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người nông dân. Ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, cho biết: Trong lộ trình đi lên của nền nông nghiệp hàng hóa sản xuất theo cơ chế thị trường, đây là con đường thay cho hợp tác xã. Bởi vì, việc cho nông dân gửi lúa ở nhà máy chính là hình thức giao dịch. Tiếp theo là làm tài chính, tính toán về hiệu quả kinh doanh, hiệu quả tài chính. Đây là bước tập sự để có sự hợp tác cao hơn là khi cổ phần hóa 6 nhà máy hiện tại và 12 trong tương lai. Bà con sẽ được làm chủ bằng việc mua cổ phần.

 

Lần đầu tiên nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL được làm chủ sản phẩm mình làm ra thông qua mô hình mới là tham gia cổ phần của doanh nghiệp lớn. Đây được xem là mô hình tiên tiến, giải quyết những cái khó cho nông dân và ngành nông nghiệp, hướng tới sản xuất lúa gạo hiện đại theo xu thế thị trường./.

         

Thanh Tùng
Nguồn  vovworld.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: người nông

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 44295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 958854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71186169