05:45 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khó đăng ký mã cơ sở nuôi tôm: [Bài 2] Cơ quan quản lý lúng túng

Thứ năm - 21/11/2019 23:03
Tôm thẻ chân trắng là sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Quảng Ninh, xuất khẩu là chính.

10-22-29_tom_3
Móng Cái mới có 2 cơ sở được cấp mã cơ sở nuôi trồng.

Nhưng để đầu ra của sản phẩm được thuận lợi, bên cạnh sự vào cuộc tích cực hơn nữa của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn, thì nông dân cũng không thể đứng ngoài cuộc.  

Mới có 2 trong 1.100 cơ sở nuôi được cấp mã

Gia đình anh Cao Đức Hùng, khu 4 xã Bình Ngọc (TP Móng Cái, Quảng Ninh) vừa thu hoạch số ít tôm còn sót lại sau vụ vừa rồi với sản lượng chưa đến 1 tấn tôm thẻ chân trắng. Nhưng gia đình anh cũng phải rất chật vật mới tiêu thụ được, vì không có thương lái đến thu mua để XK sang Trung Quốc như mọi lần.

Không chỉ riêng gia đình anh Hùng mà nhiều hộ dân nuôi tôm tại Quảng Ninh đều phải bán lẻ và chịu giá thấp để tiêu thụ trong nội địa vì các yêu cầu để XK không thể đáp ứng được.

Cấp mã cơ sở nuôi trồng thủy sản là một trong những yêu cầu từ phía Trung Quốc. Tính đến nay, TP Móng Cái mới chỉ có 2 cơ sở nuôi trồng, trong tổng số khoảng 1.100 cơ sở, được cấp mã số. Tất nhiên điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc XK.

Nếu không đáp ứng được quy định nghiêm ngặt đối với việc đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ thì trong thời gian tới, việc XK các mặt hàng thủy sản của Quảng Ninh nói chung, tôm thẻ chân trắng nói riêng, vào thị trường Trung Quốc sẽ rơi vào cảnh bế tắc.

Để tìm đáp án cho câu hỏi này, phía cơ quan quản lý vẫn còn tỏ ra lúng túng. Ông Nguyễn Danh Đức, Trưởng phòng Kinh tế TP Móng Cái cho hay: Mặc dù các cơ quan chức năng đã hướng dẫn những thay đổi trong chính sách kiểm soát xuất nhập khẩu sản phẩm thủy sản, nhưng nhiều hộ dân trên toàn địa bàn vẫn chưa nắm rõ thông tin. Các DN thì vẫn đưa hàng ra Móng Cái và bị phía Trung Quốc kiên quyết trả về, gây ra hiện tượng sợ hãi.

“DN không thu mua, nông dân không thả giống sẽ khiến việc nuôi tôm bị đình trệ. Hơn nữa, người dân luôn bị động đối với các chính sách của Trung Quốc là do chúng ta nhiều năm nay không chịu thay đổi. Người nuôi thì quen với việc phát triển tự phát, mạnh ai nấy làm, phụ thuộc quá nhiều vào thương lái”, ông Đức phân tích.

Trước mắt, để tháo gỡ cho các hộ dân chưa được chấp thuận hồ sơ đăng ký mã cơ sở tại Móng Cái, Chi cục Thủy sản Quảng Ninh đã nhiều lần thông báo và ra văn bản chỉ đạo. Giấy tờ, văn bản chồng chất, hàng trăm công việc cần phải làm nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Thực chất hoạt động này sau 3 tháng vẫn không mấy khả quan.

Thanh minh cho việc chậm trễ này, ông Đức nói có quá nhiều công việc. Trước đây không lâu, phía Tổng cục Thủy sản và Chi cục Thủy sản đã nhiều lần tổ chức hội nghị đánh giá mục đích và tầm quan trọng của việc cấp mã cơ sở tới đông đảo hộ dân nuôi trồng thủy sản.

“Tuy nhiên để hàng hóa có thể thông quan phải đáp ứng không chỉ mã cơ sở mà còn các điều kiện sau: Sản phẩm phải được chế biến, đóng gói tại cơ sở do Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản cấp giấy đủ điều kiện ATTP và được phía Trung Quốc chấp thuận, cấp mã số; cơ sở nuôi trồng thủy sản phải được quản lý và cấp mã số cơ sở và mã số ao nuôi…”, ông Đức nói.

Riêng đối với thủy sản dạng sống, ngoài quy định trên, phải được giám sát an toàn dịch bệnh 3 lần/vụ nuôi; sản phẩm phải thuộc danh mục được Trung Quốc cho phép NK; từng lô hàng XK phải được cơ quan quản lý vùng của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Việt Nam lấy mẫu kiểm tra, cấp chứng thư xác nhận sản phẩm an toàn; bao bì, nhãn mác phải đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc.  

Việc nào dễ cần phải xử lý trước

Việc Trung Quốc ngừng NK tôm Móng Cái nói riêng và tôm Việt Nam nói chung làm giảm rõ rệt hiệu quả kinh tế của sản phẩm thủy sản này mang lại đối với người dân.

Ông Bùi Văn Liêm, Chủ tịch Hội nghề cá TP Móng Cái cho rằng, không chỉ trách nhiệm của cơ quan quản lý, mà đối với các hộ nuôi tôm của TP cũng cần thay đổi tư duy sản xuất để đáp ứng các yêu cầu XK, không chỉ đối với thị trường Trung Quốc, mà cả thị trường các nước khác.

Hiện nay, hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đặt ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt đối với các sản phẩm thủy sản. “Nếu như chúng ta có thể đáp ứng được các yêu cầu này, hoàn toàn có thể đẩy số lượng XK lên cao.

10-22-29_tom_4
Với giá bán hiện tại, mỗi ha tôm, người nuôi đang lỗ nửa tỷ đồng.

Cụ thể: Theo thông báo của Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) tại Văn bản số 398 (2018) về việc kiểm soát hàng NK, có nội dung yêu cầu đối với hàng thủy sản, đặc biệt là tôm nuôi phải có mã số.

Còn với Hoa Kỳ, Chương trình giám sát thủy sản NK (gọi tắt là SIMP) của Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp dụng kể từ ngày 31/12/2018 đối với một số sản phẩm thủy sản, trong đó bao gồm tôm nước lợ XK vào thị trường Hoa Kỳ phải thực hiện khai báo xuất xứ, chứng minh tính pháp lý”, ông Liêm cho hay.

Mã cơ sở cho phép phía quản lý định vị chính xác diện tích, khu vực của hộ chăn nuôi. Dựa vào đây, chất lượng sản phẩm tôm cũng sẽ được kiểm soát một cách chính xác. Trong trường hợp phát hiện tôm mắc dịch bệnh, đơn vị NK mau chóng có thông tin để đưa ra hoạch định về vùng NK tôm. Cũng từ đây, đối với Việt Nam, Tổng cục Thủy sản đã đưa ra mức xử phạt đối với những hộ không có mã cơ sở, khung phạt từ 10 - 15 triệu đồng.

Theo phòng Kinh tế TP Móng Cái, hiện nay giá mặt hàng tôm cấp đông xuất sang Trung Quốc thấp hơn từ 15 - 20% so với giá tôm ướp đá, do đó người nuôi tôm sẽ không có lợi nhuận. “Chúng tôi đã phối hợp với các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh để sử dụng tôm nguyên liệu thông qua chế biến cấp đông để đủ điều kiện XK vào Trung Quốc và các thị trường khác. Ngoài ra, cũng mở rộng tiêu thụ tại thị trường nội địa với những tỉnh, TP phát triển, nhu cầu sử dụng lớn”, ông Đức cho hay.

Ông Đỗ Bình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ninh cho biết, đang nhanh chóng vào cuộc, hỗ trợ các hộ dân mau chóng có giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất để hoàn thiện hồ sơ. Việc nào cần làm thì không để chậm trễ. Chi cục đã có văn bản gửi các đơn vị, trong đó có Phòng TN-MT TP Móng Cái để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các hộ chăn nuôi.

Ngoài ra, theo ông Minh, cần tập trung thay đổi tư duy của cơ sở nuôi trồng để thực hiện đúng chuỗi giá trị và quy trình đảm bảo ATTP, đặc biệt khi sản phẩm sản xuất ra có đủ điều kiện vào thị trường trong nước và XK. Đối với các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ hiện nay, TP Móng Cái đang tập trung tổ chức lại sản xuất theo từng HTX hoặc tổ hợp tác, DN, để thực hiện công tác quản lý, chứng nhận đảm bảo ATTP, cấp chứng thư cho hàng hóa XK.

Thực hiện nghiêm Luật Thủy sản

Ngày 8/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi Luật Thủy sản. 

Các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải tiến hành thủ tục đăng ký. 

Các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng lồng bè hoặc nuôi đối tượng thủy sản chủ lực trước ngày Nghị định 26/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, phải thực hiện đăng ký (theo quy định tại Nghị định) trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành (ngày 25/4/2019).

Các loại giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ, văn bản chấp thuận được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng đến khi được cấp mới, cấp lại theo quy định tại Nghị định này. 

Hồ sơ đăng ký bao gồm: Đơn đăng ký theo quy định, giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất (QSDĐ), Giấy Chứng nhận QSDĐ khi được giao, cho thuê đất để NTTS hoặc Giấy phép hoạt động NTTS trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc Quyết định giao khu vực biển hoặc Hợp đồng thuê QSDĐ, khu vực biển để nôui trồng thủy sản, sơ đồ mặt bằng vị trí ao, lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.


Theo ANH THẮNG - ĐINH MƯỜI/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 36122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 856360

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71083675