02:08 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không thể để người nông dân tự bơi!

Thứ sáu - 10/01/2014 09:36
Mỗi khi kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn, suy thoái, thì nông nghiệp lại trở thành phao cứu sinh cho đất nước. Tuy nhiên, những người nông dân vẫn luôn là đối tượng chịu thiệt thòi và nền nông nghiệp vẫn kém tính cạnh tranh.

Nghịch lý của nông nghiệp Việt Nam

Đại biểu Trần Khắc Tâm - Sóc Trăng cho biết, đến nay Việt Nam vẫn còn 48% lao động làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp, hơn 60% dân số sống ở nông thôn.

Mỗi khi kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn, suy thoái, thì nông nghiệp lại trở thành phao cứu sinh cho đất nước. Và lần này cũng thế! Khi hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, nhiều ngàn lao động mất việc làm, thất nghiệp, thì họ lại trở về với nông nghiệp.

"Sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp trong hơn hai thập kỷ qua đã giúp chúng ta không bị chới với trong cơn suy thoái kinh tế khi đang tập tễnh bước vào kinh tế thị trường", đại biểu Tâm nhìn nhận.

Nhưng, mặc dù ngành nông nghiệp giữ vai trò lớn như vậy, thì những người nông dân cuốc bẫm, cày sâu cuộc sống lại khốn khó, chưa thể giàu lên được và nền nông nghiệp vẫn kém tính cạnh tranh, có nguy cơ bị các nước sản xuất nông nghiệp trong khu vực bỏ xa.

Cụ thể, tăng trưởng nông nghiệp bắt đầu chững lại trong thời gian gần đây. Giai đoạn 1995 - 2000 tăng trưởng đạt 4,5% thì đến năm 2012 còn 2,7%.

Vốn ngân sách dành cho đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn còn thấp, chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Trong khi, tại các nước ASEAN, Chính phủ của các nước cũng dành những khoản đầu tư rất lớn cho lĩnh vực nông nghiệp, như Thái Lan đã sử dụng tới 3,5% GDP cho riêng chương trình trợ giá gạo; Philipines năm 2013 tăng 22% ngân sách cho nông nghiệp nhằm tăng cường mạng lưới giao thông và hệ thống tưới tiêu.

"Gỡ khó" cho nông nghiệp: cách nào?

Trên cơ sở phân tích trên đại biểu Tâm đề nghị: Chính phủ cần phải đánh giá và làm rõ câu trả lời chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, nhưng nông dân không được hưởng lợi?

Để tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ông Tâm cho rằng: "chúng ta không thể để người nông dân và các doanh nghiệp còn nhỏ yếu của Việt Nam tự bơi trong bể kinh tế thị trường thế giới rộng lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro".

Vị đại biểu này khẳng định, đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng người nông dân trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu "hên, xui" và tình trạng Chính phủ phải áp dụng các chính sách tạm thời để cứu nông dân như chương trình mua tạm trữ lúa gạo mỗi khi thị trường ế ẩm, mà cần các chính sách căn cơ, dài hơi, mang tầm chiến lược đã trở thành "bà đỡ" cho nông dân.

Ông Tâm cũng cho rằng, không thể hô hào tái cơ cấu nhưng lại để người nông dân tự loay hoay trên cánh đồng của mình.

"Muốn chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp, trồng cỏ, nuôi cá thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cùng các địa phương quy hoạch cụ thể, cùng các chính sách hỗ trợ thiết thực để giúp bà con chuyển đổi mô hình sản xuất", ông Tâm nói.

Vị đại biểu này cho rằng, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin phân tích, dự báo thị trường cho các doanh nghiệp và bà con nông dân chứ không phải Chính phủ tự làm.

Ông kiến nghị Quốc hội và Chính phủ một số vấn đề cụ thể để hỗ trợ nông nghiệp và nông thôn như sau. Cần điều chỉnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ trong 2 năm 2014 và 2015 một tỷ lệ thích hợp cho nông nghiệp để xử lý dứt điểm các dự án thủy lợi ở vùng trồng lúa, vùng nuôi thủy sản, tránh tình trạng hiểu nghị quyết của Đảng về kết cấu hạ tầng đồng bộ chỉ là hệ thống đường giao thông như hiện nay.

Chính phủ chỉ đạo toàn bộ hệ thống xây dựng quan hệ sản xuất mới ở lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở các kinh nghiệm thành công của mô hình cánh đồng mẫu lớn trong trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, mô hình công ty nuôi bò sữa ở Sóc Trăng, TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Sơn La và coi đây là bước đột phá quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, không phải là dùng đồng vốn nhà nước để đầu tư như hiện hay.

Còn đại biểu Trần Du Lịch - TP. Hồ Chí Minh lại chỉ ra 3 vấn đề lớn và cách giải quyết trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Vấn đề lớn thứ nhất, theo vị đại biểu này, Chính phủ cần phải trả lời được câu hỏi là làm sao để đưa khoa học công nghệ đi vào sản xuất, đưa thị trường, quan hệ thị trường đi vào mô hình tổ chức sản xuất?

"Tôi nhớ năm 1981 khi dược sĩ Ti-cô-lốp sang ta nghiên cứu về chăn nuôi Việt Nam nói một câu rất hài hước: "Nuôi lợn muốn lấy thịt thì phải cho ăn ngô, muốn lấy phân thì cho ăn bèo hoa dâu. Không biết Việt Nam nuôi lợn để lấy thịt hay lấy phân?" đây là một vấn đề mà bây giờ vẫn hiện thực", đại biểu Lịch băn khoăn.

Thập niên 50, Ấn Độ nổi tiếng một cuộc cách mạng xanh thực chất là đưa phân vô cơ, nhưng không là gì so với thời đại ngày nay đưa vấn đề công nghệ sinh học vào giống.

"Chúng ta cứ nhìn giống của Việt Nam và Thái Lan chúng ta thấy tụt hậu cỡ nào, trong này có vấn đề trồng trọt. Về chăn nuôi chúng ta thấy rằng thức ăn gia súc bây giờ chúng ta kiểm soát đến đâu hay bỏ ngỏ thị trường và chúng ta không tập trung sản xuất để phát triển nắm chắc về thức ăn gia súc. Đây là hai vấn đề tôi cho rằng rất trở ngại, nếu không có chính sách mạnh để giải quyết hai bài toán này thì chúng ta không thể tái cơ cấu về nông nghiệp phát triển bền vững trong hội nhập", đại biểu Lịch chỉ rõ.

Vấn đề thứ hai, phương thức tổ chức sản xuất. Cụ thể, về quy mô sản xuất, theo đại biểu Lịch, nên chọn mô hình mở rộng các trang trại theo hình thức là chủ trang trại thuê đất của nông dân nhiều hơn là tích tụ sở hữu đất.

"Đây là mô hình rất thành công và tôi biết Bắc Âu 70% các trang trại lớn đều thuê đất của nông dân với chính sách khuyến khích nhà nước", ông Lịch dẫn chứng.

Vấn đề thứ ba, liên quan đến chế biến nông sản. Đây là vấn đề rất quan trọng. Bởi, không thể cải thiện được giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, thì đời sống nông dân không thể nâng lên.

Vì thế, vị đại biểu này kiến nghị: phải ưu đãi để làm sao các nhà máy chế biến nông sản trong nước được hưởng ưu đãi 100% nội địa hóa để nâng dần, dĩ nhiên ưu đãi này có thời hạn chứ không vĩnh viễn và tạo sự đột phá về công nghiệp chế biến, hình thành những cứ điểm nông - công nghiệp, đó là con đường để giải quyết bài toán nông nghiệp.

 

Còn đâu là "lối thoát" cho ngành lúa gạo?

Tại phiên chất vấn sáng ngày 20/11/2013, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ triển khai những giải pháp đồng bộ để xây dựng ngành lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững, hiệu quả thực sự phát huy lợi thế của đất nước, trong đó tập trung vào rà soát quy hoạch, nâng cao năng suất và giá trị cây lúa.

Bộ trưởng phân tích Việt Nam có lợi thế về cây lúa nước nhưng không có nghĩa trồng lúa mọi lúc, mọi nơi, mọi vụ mà nên tập trung ở vùng có đất tốt và điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây lúa. Còn ở những vùng đất cát ở ven biển miền Trung, trung du miền núi, nên tạo điều kiện cho nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư 47 hướng dẫn cụ thể cơ chế hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tiếp tục hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ mới trong trong bảo quản chế biến nông sản; thúc đẩy hệ thống kinh doanh lúa gạo bền vững có khả năng cạnh tranh trên cơ sở xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Bộ trưởng nhận định đây được xem là lối thoát có triển vọng cho ngành lúa gạo Việt Nam.

Băn khoăn của đại biểu Nguyễn Kim Bé (Kiên Giang) về thông tin phân bổ lợi ích trong chuỗi giá trị lúa gạo chuyển dịch theo hướng bất lợi cho nông dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết đã nắm được thông tin và đặt hàng Viện nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các địa phương điều tra vấn đề này.

Trên cơ sở đó, Bộ sẽ báo cáo đề xuất Chính phủ chính sách điều chỉnh để đảm bào hài hòa lợi ích giữa các đối tác chuỗi giá trị lúa gạo. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng mô hình liên kết nông dân với doanh nghiệp là phương cách đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nông dân với doanh nghiệp.

Theo KT&DB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 475

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 474


Hôm nayHôm nay : 30585

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1421607

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74468578