02:18 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiểm nghiệm, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp: Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài

Thứ hai - 25/03/2019 08:36
HNP - Để bảo đảm nông sản cho khoảng 10 triệu người dân và du khách trên địa bàn TP Hà Nội, việc kiểm nghiệm, chứng nhận, quản lý an toàn nông sản, thực phẩm cả trong quá trình sản xuất, phân phối lưu thông đóng vai trò quan trọng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài của ngành Nông nghiệp Hà Nội.
 

Nhiều chuyển biến tích cực

Dù mới đi vào hoạt động từ tháng 5/2014, nhưng Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) đã từng bước khẳng định được vai trò của mình trong công tác bảo đảm an toàn nông sản, thực phẩm. Đáng chú ý, năm 2015, Trung tâm đã thực hiện phân tích 927 mẫu rau, quả, chè, nông sản, mẫu đất và nước để đánh giá các chỉ tiêu kim loại nặng, tồn dư kháng sinh, hoóc môn tăng trưởng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, góp phần vào quá trình giám sát chuỗi sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn. Năm 2016, con số này là 802 mẫu, 2017 là 850 mẫu và năm 2018 được nâng lên 1.150 mẫu phân tích. Lũy kế, gần 4 năm qua, Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội đã phân tích 3.729 mẫu nông sản, thực phẩm và mẫu vật tư nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Việc kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng vật tư và sản phẩm nông nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Gần 4 năm qua, Trung tâm đã chứng nhận 251 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nông sản bảo đảm đúng quy định. Việc kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng vật tư và sản phẩm nông nghiệp làm căn cứ để người tiêu dùng nhận biết được thông tin nông sản, thực phẩm, tạo thói quen cho người sản xuất có ý thức kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm nhằm hạn chế tình trạng sản xuất nông sản, thực phẩm bị nhiễm bẩn cung cấp ra thị trường, nâng cao giá trị lao động, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng.

Đánh giá về kết quả kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng vật tư và sản phẩm nông nghiệp, theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, đây là vấn đề mà các cấp, các ngành rất quan tâm, bởi có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường. Những kết quả bước đầu và sự nỗ lực của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội đã đưa ra được các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước an toàn nông sản, thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Thủ đô. Việc kiểm nghiệm, chứng nhận đã chỉ rõ các địa chỉ sản xuất sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn. Bám vào nhiệm vụ, Trung tâm đã đánh giá được thực trạng kiểm soát nguy cơ gây mất an toàn nông sản, thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm cụ thể từng công việc và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp, góp phần quan trọng trong giám sát, kiểm soát chất lượng chuỗi sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn của Hà Nội.

Đồng bộ giải pháp

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng vật và sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội. Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan, công tác này vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Bởi từ trước đến nay, hoạt động điều tra xác định nguy cơ ô nhiễm còn mang tính chất riêng rẽ ở các bộ, ngành khác nhau, chưa thành hệ thống kiểm soát toàn diện các mối nguy nên chưa đủ cơ sở để đề xuất được biện pháp quản lý, hạn chế một cách hiệu quả và cung cấp thông tin cho công tác truyền thông nguy cơ được kịp thời. Mặt khác, hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh ATTP tuy được hình thành trong nhiều năm, các bộ, ngành đều có phòng thí nghiệm đã và đang từng bước chuẩn mực theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 nhưng khi có sự cố ATTP xảy ra thì sự phối hợp giữa các phòng thí nghiệm trong công tác kiểm tra xác định nguyên nhân thường gặp nhiều khó khăn, chưa có cơ chế điều hành một cách thông thoáng...

Để tăng cường công tác kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng vật tư và sản phẩm nông nghiệp, giám sát tốt chất lượng hàng hóa; đồng thời, đánh giá được thực chất các nguy cơ độc hại tiềm ẩn trong đất, nước, vật tư nông nghiệp, tạo ra nông sản không an toàn... Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài của ngành Nông nghiệp Hà Nội. Trong đó, trọng tâm là nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm, chứng nhận quá trình phù hợp tiêu chuẩn, góp phần vào việc nhận diện sản phẩm nông sản lưu thông trên thị trường, tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, nâng cao năng lực kiểm nghiệm, duy trì hệ thống kiểm nghiệm đạt chuẩn duy nhất trực thuộc Sở NN&PTNT phục vụ cho quản lý chất lượng ATTP nông sản, gắn với nhiệm vụ phân tích sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm trong nước. Kiểm soát các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, thực hiện phân tích mẫu chuyên sâu trong phòng thử nghiệm, kiểm nghiệm nhanh tại hiện trường phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thực phẩm, vật tư nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

Mục tiêu giai đoạn 2020-2030 của Hà Nội về chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn gồm: Chứng nhận 100% diện tích đã đầu tư theo hướng VietGAP cho sản phẩm rau, quả, chè; 100% VietGAP chăn nuôi; 100% VietGAP cho thủy sản; chứng nhận sản phẩm 100% sản phẩm trồng trọt, 100% sản phẩm chăn nuôi, 100% sản phẩm thủy sản. Về phân tích mẫu phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước: 100% năng lực kiểm nghiệm và năng lực thiết bị của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội được sử dụng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phân tích mẫu sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, mẫu đất, nước nuôi trồng, mẫu thức ăn chăn nuôi, mẫu phân bón; phát triển điểm cung ứng nông lân thủy sản cho 100% sản phẩm được chứng nhận nhận diện sẽ tham gia vào các cửa hàng tiện ích, chợ thương mại điện tử nông sản; duy trì và phát triển năng lực kiểm nghiệm và chứng nhận đủ điều kiện căn cứ pháp lý do các bộ, ngành cấp phép và chỉ định công nhận trên các sản phẩm nông sản, vật tư nông nghiệp...


Theo Thanh Bình/Hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 507

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 506


Hôm nayHôm nay : 31515

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1422537

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74469508