23:11 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiểm soát chặt dư lượng độc hại trong tôm nuôi

Thứ ba - 21/02/2017 05:22
Song song với phát triển diện tích thì việc kiểm soát chặt dư lượng các chất độc hại trong tôm nuôi là hết sức quan trọng, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và sức khỏe người tiêu dùng.
Kiểm soát dư lượng độc hại trong tôm nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kiểm soát dư lượng độc hại trong tôm nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Nuôi tôm thương phẩm trên địa bàn Hà Tĩnh đang có chiều hướng phát triển, tăng cả diện tích lẫn sản lượng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Song, để sản phẩm tôm khi đến với người tiêu dùng đảm bảo ATVSTP là vấn đề quan trọng. Chính vì vậy, việc kiểm soát dư lượng độc hại trong tôm nuôi tại các cơ sở, vùng nuôi tôm tập trung hết sức cần thiết.

Hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản lập tổ công tác đi kiểm tra, kiểm soát về dư lượng các chất độc hại trong tôm nuôi tại các cơ sở, vùng nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh. Tại đây, tổ công tác tiến hành kiểm tra về quy định sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường cấm, hạn chế sử dụng trong môi trường thủy sản. Mặt khác, lấy mẫu gửi Cục Quản lý nông, lâm, thủy sản để phân tích dư lượng kháng sinh.

Ông Phan Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản cho biết: Dư lượng kháng sinh thường xuất hiện trong tôm nuôi thương phẩm là Oxy tetracycline, Chloramphenicol (kháng sinh diệt khuẩn ở nồng độ cao) và Enrofloxacin (kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, giúp tôm nuôi ít bị bệnh). Dù các chất này Bộ NN&PTNT đã cấm sử dụng, nhưng vì lợi nhuận, không ít hộ dân vẫn sử dụng bừa bãi để kích thích tôm lớn nhanh.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ kiểm soát chặt chẽ nên phần nào đã hạn chế được tình trạng này. Năm 2015, chi cục đã tiến hành lấy 33 mẫu ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú, qua phân tích, không phát hiện dư lượng kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế sử dụng và dư lượng thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ. Năm 2016, lấy 39 mẫu phân tích, trong đó, phát hiện dư lượng kháng sinh cấm HMMNI (thuộc nhóm Nitroimidazoles) trong 1 mẫu tôm thẻ chân trắng lấy tại Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt (xã Thịnh Lộc, Lộc Hà) với mức 0.11 ppm. Ngay sau đó, chi cục đã gửi thông báo cho cơ sở, đồng thời lập tổ công tác thẩm tra về việc khắc phục, xử lý…

Thời tiết thay đổi, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo chất lượng nên tôm rất dễ nhiễm bệnh. Do đó, người nuôi sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng cho tôm. Theo ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, kháng sinh vẫn được phép sử dụng trong nuôi tôm. Nếu dùng đúng loại, nồng độ và liều lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển thì nó mang lại hiệu quả tích cực trong việc tăng sức đề kháng, giảm thiểu dịch bệnh. Tuy nhiên, hầu như người nuôi tôm không nắm được loại kháng sinh nào bị cấm sử dụng, nồng độ bao nhiêu là phù hợp và thời gian cách ly bao lâu thì đảm bảo an toàn. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư nuôi tôm đồng bộ như: cải tạo ao, sử dụng con giống chất lượng, quản lý và chăm sóc tôm nuôi đúng quy trình... thì việc trang bị kiến thức nuôi tôm an toàn cho người dân cũng là vấn đề cấp thiết.

Để người nuôi tôm không phải sử dụng kháng sinh, tạp chất, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các ngành chức năng cần hướng dẫn và chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi tôm an toàn cho bà con. Nhất là cách sử dụng men vi sinh, các loại chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, bảo đảm ATVSTP và sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Hữu Trung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 373

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 369


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1099673

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71326988