13:14 EDT Thứ ba, 30/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiểm soát chất lượng hàng nông sản: Còn nhiều lỗ hổng?

Thứ ba - 13/11/2012 19:46
Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã được ban hành và Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã có hẳn Thông tư 13 và 14 về việc kiểm soát chất lượng hàng nông sản nhập khẩu, nhưng những gì đang diễn ra trên thị trường hiện nay khiến không ít người phải đặt câu hỏi về việc kiểm soát chất lượng hàng hóa của nước ta.

 

Nhiều loại trái cây bán trong chợ nhưng không rõ nguồn gốc.

 

Cửa khẩu thiếu… hải quan

 

Vốn là doanh nghiệp xuất khẩu rau quả lớn, từ nhiều năm nay Tổng Công ty xuất khẩu rau quả nông sản luôn có những quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng trước khi xuất khẩu rất chặt chẽ. Quy trình này đảm bảo đúng các yêu cầu mà phía đối tác đặt ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong khi chúng ta xuất khẩu thì tuân thủ các quy trình rất chặt chẽ thế nhưng khi nhập khẩu thì lại không hiểu sao lại có quá nhiều hàng kém chất lượng được tiêu thụ trên thị trường? Câu hỏi này đã được ông Phạm Quốc Thái, Tổng giám đốc Tổng công ty xuất khẩu rau quả nông sản đặt ra tại một cuộc hội thảo về an toàn thực phẩm đối với rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc do Viện chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức mới đây.

 

Kết quả khảo sát của Ipsard cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta sang Trung Quốc những năm qua tăng trưởng mạnh tới hơn 20%/năm, đạt 3,4 tỷ USD. Riêng rau quả sang Trung Quốc tăng lên gấp đôi trong vòng 5 năm qua, đạt trên 10 triệu USD. Thế nhưng nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc vào nước ta còn tăng mạnh hơn, trung bình 31,34%/năm, đạt trê 2,7 tỷ USD.

 

Ông Trần Công Thắng, Trưởng bộ môn chiến lược chính sách của Ipsard cho biết, nhập khẩu tiểu ngạch của nước ta đang chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động tại cửa khẩu chính không sôi động bằng các cửa khẩu phụ, đường mòn. Nhiều cửa khẩu không có hải quan và cơ quan kiểm dịch, chỉ có biên phòng, thiếu cả ban quản lý cửa khẩu.

 

Thừa nhận điều này, ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Miền núi (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, giao thương nông sản qua biên giới đang tồn tại nhiều bất cập, đó là chưa có quy định cụ thể nào đối với thủ tục kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới đất liền. Một vấn đề nữa là tại các cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung thương lái nhập khẩu một lượng lớn mặt hàng rau quả từ Trung Quốc nhưng khi về đến Hà Nội lại được dán nhãn hàng Mỹ, Thái... Được biết, kim ngạch nhập khẩu rau quả qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung năm 2011 của nước ta đạt khoảng 200 triệu USD.

 

Cần quy chế rõ ràng tại cửa khẩu

 

Hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư 13 quy định các trạm kiểm dịch thực vật ở cửa khẩu vừa có chức năng kiểm dịch bệnh và sâu hại, đồng thời đảm nhiệm thêm chức năng kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Song do chưa có phòng thí nghiệm, máy móc chưa đủ khả năng phân tích các chỉ tiêu. Kiểm ra an toàn thực phẩm tại các cửa khẩu đối với rau quả, chủ yếu vẫn dựa vào cảm quan bằng mắt thường là chính nên khó tránh khỏi để lọt những nông sản không đảm bảo chất lượng.

 

Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã cử nhiều đoàn đến làm việc với Trung Quốc và yêu cầu họ cung cấp hồ sơ các loại rau quả, thực phẩm xuất sang Việt Nam, tuy nhiên đến thời điểm này Trung Quốc chưa làm với lý do hệ thống quản lý của họ khác với ta. An toàn vệ sinh thực phẩm do 3 bộ quản lý, họ yêu cầu ta phải liên hệ trực tiếp từng Bộ.

 

Ông Hội kiến nghị, Nhà nước cần xây dựng hệ thống quản lý, kiểm soát chặt chẽ lượng hàng hóa nhập khẩu, điều tra đối chiếu số liệu để nắm được đường đi của mặt hàng đó từ cửa khẩu cho đến điểm phân phối cuối cùng. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần có quyết định về việc ban hành quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền, quy định hoạt động phối hợp chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu...

 

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn đang lúng túng trong khâu kiểm soát, kiểm tra thì hàng ngày thương lái vẫn tìm mọi cách để nhập khẩu nông sản. Thiết nghĩ vì sức khỏe của bản thân, trước mắt người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình bằng cách tránh mua các mặt hàng nông sản không có nguồn gốc rõ ràng.

 

Thu Hương

Theo Kinh tế nông thôn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1313634

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60322497