15:33 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiểm soát chặt tại lò mổ, mang thịt lợn sạch đến người dùng Hà Tĩnh

Thứ tư - 22/05/2019 04:47
Các giải pháp chống dịch tả lợn châu Phi đang được cơ quan chức năng và người chăn nuôi Hà Tĩnh thực hiện quyết liệt hơn bao giờ hết. Song song với công tác dập dịch là siết chặt quản lý giết mổ, nhằm mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt lợn an toàn, cùng chung tay giúp ngành chăn nuôi lợn vượt qua “sóng gió”…

 

Thịt lợn là một trong những thực phẩm phổ biến nhất trong bữa ăn hàng ngày của người dân Hà Tĩnh. Ảnh: Hữu Trung


Ngày mới bắt đầu vào lúc 1 giờ sáng tại HTX Dịch vụ buôn bán, giết mổ gia súc tập trung xã Thạch Đồng (lò mổ tập trung xã Thạch Đồng - TP Hà Tĩnh ), 5 dây chuyền giết mổ lợn treo tại đây liên tục hoạt động. Lợn đạt tiêu chuẩn được nhúng qua chảo nước sôi để cạo sạch lông, sau đó được móc vào giàn treo. Tất cả các bước tiếp theo đều không tiếp xúc với mặt sàn nhà, đảm bảo quy trình giết mổ sạch.

Thực tế, hoạt động thời gian qua của lò mổ tại đây cho thấy, quy trình giết mổ treo, tập trung, có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương thức giết mổ truyền thống cả về số lượng và chất lượng sản phẩm sau giết mổ. Là thành viên HTX, đồng thời là người trực tiếp thực hiện giết mổ, ông Lưu Văn Vĩnh cho biết: “Trung bình mỗi ngày cơ sở giết mổ từ 30-40 con lợn, phí giết mổ 30 nghìn đồng/con. Quy trình giết mổ làm theo dây chuyền hiện đại, nhanh và đảm bảo các quy định cần thiết”.

Kiểm soát chặt tại lò mổ, mang thịt lợn sạch đến người dùng Hà Tĩnh

Hoạt động giết mổ gia súc tập trung tại TP Hà Tĩnh được thực hiện theo quy trình giết mổ sạch, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm

Hiện, TP Hà Tĩnh có 2 cơ sở giết mổ gia súc tập trung tại xã Thạch Đồng và phường Tân Giang, với công suất trung bình đạt 50 – 60 con/ngày. Việc giết mổ gia súc tập trung hiện nay tại TP Hà Tĩnh giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sau giết mổ, đồng thời giúp cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong công tác quản lý, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng nhất.

Song song với công tác giết mổ, quy trình kiểm dịch ở đây cũng được đơn vị chức năng thực hiện sát sao. Nhận kíp trực từ 21 giờ tối hôm trước đến 9 giờ sáng hôm sau, cán bộ kiểm dịch của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi TP Hà Tĩnh phải thực hiện đầy đủ các công đoạn kiểm dịch theo quy định.

Kiểm soát chặt tại lò mổ, mang thịt lợn sạch đến người dùng Hà Tĩnh

Cán bộ kiểm dịch kiểm tra trong quá trình giết mổ.

Anh Nguyễn Chính Nhật (cán bộ kiểm dịch) cho biết: “Ở các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn, trung tâm sẽ cử cán bộ trực luân phiên 2 kíp ngày và đêm. Theo quy định, lợn đưa vào lò mổ trước 6 tiếng và lưu lại không quá 48 tiếng để theo dõi sức khỏe, kiểm tra lâm sàng, nguồn gốc. Lợn khỏe, có nguồn gốc và được mua từ vùng an toàn dịch bệnh mới được đưa vào giết mổ”.

Cũng theo anh Nhật, cán bộ thú y phải trực tiếp kiểm soát trong quá trình giết mổ, kiểm tra chất lượng thành phẩm thịt và lăn dấu, xuất biên lai thu phí kiểm soát giết mổ trước khi thịt được đưa ra tiêu thụ tại chợ. Quá trình này được ghi chép vào sổ theo dõi nhằm kiểm soát tốt từ đầu vào - đầu ra nguồn thực phẩm.

Kiểm soát chặt tại lò mổ, mang thịt lợn sạch đến người dùng Hà Tĩnh

Các tiểu thương cất giữ biên lai thu phí kiểm soát giết mổ để chứng minh cho người tiêu dùng đây là thịt lợn được kiểm soát nguồn gốc, kiểm dịch thú y đầy đủ.

Quy trình giết mổ, công tác kiểm soát dịch tại các cơ sở giết mổ gia súc tập trung là khâu đặc biệt quan trọng, nhất là khi dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành như hiện nay. Kiểm soát giết mổ là "chốt chặn" và là công đoạn tạo niềm tin để người tiêu dùng vin vào đó, "tự tin" hơn khi sử dụng thịt lợn. Thế nên, hiện nay, các tiểu thương thường xuyên cất giữ biên lai thu phí kiểm soát giết mổ để chứng minh cho người tiêu dùng đây là thịt lợn được kiểm soát nguồn gốc, kiểm dịch thú y đầy đủ.

“Dịch tả lợn châu Phi không lây cho người là điều đã được cơ quan chức năng thông tin. Do vậy, gia đình tôi vẫn chọn thịt lợn trong các bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, việc chọn mua được tôi chú trọng hơn trước, khi quan tâm hơn đến thịt lợn có nguồn gốc, được kiểm dịch đầy đủ.” – chị Trần Thị Hiền (Thạch Trung – TP Hà Tĩnh) cho hay.

Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, chú trọng tuyên truyền để thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm có truy xuất nguồn gốc; người tiêu dùng thông thái lựa chọn, tin tưởng vào sản phẩm có nguồn gốc… là những việc làm cần thiết hiện nay để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, giúp bà con và ngành chăn nuôi vượt qua khó khăn.

Theo Thành Chung -  Lê Tuấn/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1323071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73005780