12:15 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ Anh những ngày thu lịch sử

Thứ sáu - 31/08/2018 18:46
Trong rực rỡ cờ hoa mừng Quốc khánh 2/9, Kỳ Anh như sống lại những ngày cả rừng người từ xứ Voi kéo vào, vùng giữa kéo ra và vùng trên đổ xuống khu vực huyện thành giành chính quyền về tay cách mạng. Giá trị của độc lập, tự do đã được bảo vệ, gìn giữ và xây đắp hơn 7 thập kỷ qua để Kỳ Anh hôm nay bứt phá, trở thành vùng kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Kỳ Anh những ngày thu lịch sử

Danh sách 37 đảng viên tham gia hội nghị thành lập Đảng bộ huyện tại đền Phương Giai được khắc trên bia đá.

Ông Nguyễn Tiến Chưởng - Chi hội trưởng Chi hội Lịch sử huyện Kỳ Anh dẫn chúng tôi về thăm đền Phương Giai (xã Kỳ Bắc), nơi thành lập Đảng bộ huyện Kỳ Anh. Kể với chúng tôi tên tuổi những đảng viên lãnh đạo phong trào cách mạng ở Kỳ Anh trong thời kỳ trứng nước, ông Chưởng cho biết, những chiến sỹ cách mạng này là hạt nhân lãnh đạo 7 chi bộ Đảng đầu tiên ở Kỳ Anh vùng lên đấu tranh trong các cao trào cách mạng từ năm 1930-1945, đặc biệt đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng chính quyền cách mạng ở Kỳ Anh.

Trong dòng chảy đó, nhân dân Kỳ Bắc nói riêng, xứ Voi nói chung đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh, đấu tranh của Việt Minh và nơi đây đã trở thành điểm tập trung lực lượng của vùng phía Bắc Kỳ Anh trong cuộc tổng khởi nghĩa.

Ngọn lửa cách mạng cũng đã in đậm dấu ấn ở làng Đan Du (xã Kỳ Thư) với cuộc diễn thuyết của đại biểu Việt Minh ngay tại sân nhà đảng viên Nguyễn Duy Khiêm từ đêm 15/8. Cồn Rạp (Đan Du) đã thành nơi tập trung nhân dân vùng giữa trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

Kỳ Anh những ngày thu lịch sửSân nhà đảng viên Nguyễn Duy Khiêm (làng Đan Du, Kỳ Thư) - nơi diễn ra cuộc diễn thuyết của đại biểu Việt Minh đêm 15/8/1945, hiện vẫn được con cháu chăm sóc, gìn giữ.

Đi tìm nhân chứng tham gia cuộc khởi nghĩa năm 1945, chúng tôi may mắn gặp cụ ông Nguyễn Hoán, năm nay đã 98 tuổi đời, 73 tuổi Đảng. Dù tai, mắt không còn tỏ, nhưng cụ kể rất rành rọt những ngày tham gia lực lượng Tự vệ đỏ đi cướp chính quyền. “Lần đầu tiên tôi thấy người tập trung đông đến vậy, ở Kỳ Thư đã hàng trăm người, kéo đi đến đâu lại thêm lực lượng nhập vào, đoàn người cứ thế nối dài mãi. Đoàn biểu tình khổng lồ với tiếng hô: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Việt Nam muôn năm” tập kết ở huyện đường. Sau khi chính quyền cách mạng được thiết lập, tôi chính thức được kết nạp Đảng cuối năm 1945 và tham gia vào bộ máy cấp xã, thực hiện các phong trào, nhiệm vụ chính trị của địa phương cho đến năm 1954”.

Kỳ Anh những ngày thu lịch sửCụ ông Nguyễn Hoán, năm nay đã 98 tuổi đời, 73 tuổi Đảng, là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa năm 1945 ở Kỳ Anh

Trở về phường Sông Trí, nơi hiện còn sót lại dấu tích của chính quyền thực dân phong kiến ở Kỳ Anh xưa, chúng tôi gặp ông Hoàng Thái Cát - một trong những người tham gia viết dư địa chí huyện và là thành viên tổ biên soạn cuốn Lịch sử Đảng bộ Kỳ Anh hiện nay.

Ông Cát lần giở trang lịch sử Đảng bộ Kỳ Anh, thông tin với chúng tôi về diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa 1945: 10h sáng ngày 18/8/1945, cán bộ Việt Minh Kỳ Anh nhận được tin tại tỉnh lỵ Hà Tĩnh đã giành được thắng lợi và các đồng chí Việt Minh hội ý chớp nhoáng, phân công nhau tổ chức khởi nghĩa. 12h ngày 18/8, các đồng chí Nguyễn Trọng Nhạ, Đặng Phượng, Phạm Thể, Nguyễn Lự ở Việt Minh tỉnh vào Kỳ Anh để đôn đốc chỉ đạo khởi nghĩa. 17h ngày 18/8/1945, đoàn biểu tình các vùng đã tập trung tại huyện đường. Giữa đoàn người tề chỉnh trang nghiêm, cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Thay mặt Việt Minh, đồng chí Nguyễn Trọng Nhạ tuyên bố xóa bỏ chế độ cũ phong kiến tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng nhân dân trong toàn huyện.

Kỳ Anh những ngày thu lịch sửÔng Hoàng Thái Cát lần giở trang lịch sử Đảng bộ Kỳ Anh, thông tin với chúng tôi về diễn biến cuộc tổng khởi nghĩa 1945 ở Kỳ Anh

Ngay sau đó, 19h ngày 18/8/1945, ban khởi nghĩa triệu tập cuộc họp đầu tiên để phân công đảng viên các vùng hướng dẫn nhân dân thành lập chính quyền ở các làng xã, ổn định tình hình, sắp xếp đội ngũ cán bộ. Hội nghị đã bầu ra Ủy ban Nhân dân cách mạng Kỳ Anh với 3 đồng chí: Nguyễn Trọng Nhạ làm Chủ tịch; Nguyễn Lự phụ trách tư pháp và Nguyễn Thuận phụ trách công an.

Kỳ Anh những ngày thu lịch sửNhững khu dân cư trù phú, xanh tươi ở huyện Kỳ Anh

Kỳ Anh những ngày thu lịch sửThị xã Kỳ Anh nay đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa phía Nam Hà Tĩnh ( Ảnh: Đình Nhất)

Như vậy, trong một tuần lễ, nhân dân Kỳ Anh dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã giành trọn chính quyền trong toàn huyện, xóa bỏ chế độ cũ, lập nên chính quyền nhân dân. Phát huy truyền thống, các thế hệ ở Kỳ Anh hôm nay đang vững bước xây dựng những vùng quê nông thôn mới trù phú, yên lành, những khu đô thị văn minh, hiện đại và vươn mình trong nhịp điệu mới của khu kinh tế trọng điểm quốc gia Vũng Áng.

Theo baohatinh.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 545

Máy chủ tìm kiếm : 41

Khách viếng thăm : 504


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 614929

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70842244