17:23 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lạ đời, ruộng trồng khoai môn nhìn xơ xác mà vẫn lời 17-25 triệu/tháng

Thứ bảy - 07/03/2020 01:29
Trồng khoai môn lấy ngó là một mô hình khá mới nhưng cũng rất phổ biến đối với các tỉnh ĐBSCL của nước ta hiện nay. Riêng đối với tỉnh Hậu Giang thì mô hình trồng khoai môn lấy ngó cũng chưa phổ biến rộng rãi ở tất cả các huyện. Riêng đối với huyện Vị Thủy, đặc biệt là xã Vĩnh Tường thì mô hình trồng khoai môn lấy ngó là mới "toanh" với người nông dân địa phương.

Đó là mô hình trồng môn lấy ngó của hộ anh Nguyễn Văn Hào ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang). Anh Hào trồng khoai môn ấy ngó với diện tích canh tác 4.000 m2.

Là một nông dân nhiều năm gắn bó với đồng ruộng, anh Hào biết khá nhiều về các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng trước đây với cây môn Thái thì anh chưa từng biết đến bao giờ. Một lần tình cờ gia đình anh về quê tỉnh Sóc Trăng chơi thấy được mô hình trồng môn Thái lấy ngó của anh Hai cạnh nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao và có đầu ra ổn định.

 la doi, ruong trong khoai mon nhin xo xac ma van loi 17-25 trieu/thang hinh anh 1

Ruộng trồng môn Thái lấy ngó của gia đình anh Nguyễn Văn Hào, ấp Tân Long xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Thêm vào đó kỹ thuật trồng khoai môn lấy ngó cũng đơn giản, cây ít sâu bệnh nên trong lòng anh rất phấn khởi, anh Hào liền hỏi về kỹ thuật chăm sóc cũng như giống môn Thái và tìm đầu ra. Được anh Hai giới thiệu chỗ mua cây khoai môn giống cũng là thương lái thu mua ngó môn anh hào hứng về địa phương mình áp dụng.

Anh Hào chia sẻ: “Tôi mạnh dạn lên kế hoạch chuyển đổi đất lúa sang mô hình trồng môn Thái lấy ngó. Bấy giờ bà con xung quanh ai cũng bàn tán, nói tôi gan dạ lần đầu làm "liều" mà lên hết 4000 m2. Tôi chỉ biết cười và đáp: Có gan làm giàu bà con ơi”.

Do anh mới chuyển đổi từ đất canh tác lúa nên hàm lượng phèn trong đất khá cao anh phải đào rãnh thoát nước để rửa phèn thật kỹ sẽ hạn chế được nhiều hao tốn chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khi trồng môn Thái. Tháng 5/2019 anh Hào mới bắt đầu trồng 6.000 cây môn Thái giống/4.000m2.

Sau hơn 2 tháng anh bắt đầu thu hoạch lứa ngó đầu tiên và cứ thế thu hoạch kéo dài đến gần 2 năm cây môn mới tàn theo lời người bán giống. Tính đến nay anh Hào đã thu hoạch ngó môn gần 7 tháng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Hào cho biết, trước đây với diện tích 4.000m2 đất canh tác lúa mỗi vụ anh thu lợi nhuận khoảng 5 triệu/4.000m2. Bình quân 1 năm 3 vụ lúa anh thu lợi nhuận khoảng 18 triệu đồng nếu trúng mùa được giá. Còn bây giờ cũng với 4.000m2 trồng môn lấy ngó mỗi tuần anh đều thu hoạch tầm 500-600 kg ngó môn/4.000m2.

Ttheo anh Hào, năng suất ngó môn Thái không trúng cao do anh mới canh tác kỹ thuật chưa chặt chẽ cộng với đất còn phèn nhiều nên năng suất chỉ đạt trung bình. Ngó môn bán với giá bán dao động từ 9.000 - 15.000 đồng/kg. bình quân mỗi tháng trừ chi phí phân bón anh Hào thu lợi nhuận từ 17 – 25 triệu đồng.

Số tiền lời 1 tháng bán ngó môn Thái của anh Hào bằng 1 năm canh tác lúa. Điều này khẳng định bước đầu cho thấy mô hình trồng khoai môn lấy ngó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Hào cũng rất phấn khởi, thở phào nhẹ nhõm chỉ sau 1 tháng lấy ngó môn bán anh đã thu lại được chi phí đầu tư ban đầu.

Theo chị Út (vợ anh Hào) khoai môn Thái dễ trồng, chăm sóc cũng đơn giản, không tốn nhiều chi phí phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải bơm nước lên xuống cứ khoảng 2-3 ngày cho nước vô 1 lần rồi 2-3 ngày cho nước ra.

Phải giữ ruộng môn Thái không có cỏ để hạn chế các loại sâu gây hại. Ngó môn thì có thể chế biến thành nhiều món ăn được bà con nông dân xung quanh đánh giá khá ngon: như ngó môn xào tỏi, ngó môn nấu canh chua, ngó môn làm gỏi, ngó môn làm dưa, ngó môn luộc,...

Hiện tại, có khá nhiều bà con trên địa bàn ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) thăm quan, học hỏi mô hình trồng môn Thái lấy ngó của gia đình anh Hào. Hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều bà con xung quanh chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng khoai môn lấy ngó mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình của anh Hào.

Điều này giúp bà con của ấp cải thiện kinh tế cũng như giúp địa phương xã Vĩnh Tường ngày càng phát triển hướng đến một xã nông thôn mới.

Theo Đỗ Thị Thùy Dương (TTKN tỉnh Hậu Giang)/danviet.vn

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 103


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1151812

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71379127