00:44 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lại phá mía… nuôi tôm

Thứ ba - 21/01/2014 20:59
Khi mía không còn vị ngọt, nhiều nông dân trồng mía ở Sóc Trăng lại tính chuyện quay lại nuôi tôm, giống như mấy năm trước, đã lấp vuông tôm lên liếp trồng mía. Câu chuyện này cho thấy vòng luẩn quẩn khó gỡ của nông dân khi luôn phải chịu sức ép của thị trường.

Khi mía không còn vị ngọt 

Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn. Những ruộng mía vừa thu hoạch cũng được chủ nhân của nó thuê cơ giới đào xúc lên chuyển sang nuôi tôm… Tiếng máy xúc, tiếng xành xạch của dàn quạt ôxy của ao tôm làm rộn vang cả cánh đồng, như báo hiệu cho sự thoái trào của cây mía.

Thay vì trồng lại vụ mới như mọi năm, ngay sau khi thu hoạch mía, ông Phạm Văn Trung, ngụ ấp 2, thị trấn Long Phú đưa cơ giới vào để đào ao nuôi tôm. Ông Trung chân tình nói: “Hơn 30 năm nay, tôi chỉ chuyên canh cây mía 1vụ/năm, thu nhập cũng khá ổn định nhờ mía có giá. Tuy nhiên, khoảng hai năm trở lại đây, giá mía thấp, năng suất giảm, nếu không bị lỗ thì cũng chỉ hòa vốn chứ không có lời. Vì vậy, tôi và bà con trong xóm quyết định phá mía, đào ao để nuôi tôm vì hiện nay tôm rất có giá”. Theo đó, ông Trung đã chuyển 5 công (1 công = 1.000m2) mía sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Vì theo ông, loại thủy sản này có thời gian nuôi ngắn, bán được giá cao, nếu thành công, chỉ cần một năm nuôi tôm thẻ, ông sẽ có tiền tỉ, không chỉ vài chục triệu như cây mía.

Bà Phạm Thị Thương, cùng ngụ ấp 2, cũng đào xong ao nuôi tôm rộng 3.000m2. Hiện, ao này đang được cải tạo để qua Tết thả tôm. Rất tự tin với sự chuyển hướng làm ăn này, bà Thương bộc bạch: “Tôi có 20 công đất trồng mía hơn 20 năm, vậy mà cũng chỉ đủ ăn, chứ không dư dả gì. Giá mía xuống quá thấp nên khi bán xong lại tiếp tục lỗ, trong khi xung quanh mọi người nuôi tôm đều trúng lớn, lời to. Bởi vậy, tôi quyết định bỏ ra hơn 20 triệu đồng để đào 3 công đất mía thành ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Giờ ao nuôi đã sẵn sàng, nếu nuôi tôm thuận lợi sẽ cải thiện cuộc sống, kinh tế gia đình ổn định hơn”. 

Minh chứng cho việc cải tạo vườn mía kém hiệu quả chuyển sang nuôi tôm mang lại đời sống khấm khá là gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ ở ấp 2, thị trấn Long Phú. Ông Mỹ chia sẻ: “Gần 5 năm chuyển từ cây mía sang đào ao nuôi tôm, thất bại thành công từ việc nuôi loài thủy sản này tôi đều trải qua. Riêng hai năm 2012 và 2013, tôi đều trúng lớn, thu về bạc tỉ. Nói đâu xa, mới tháng trước, tôi thu hoạch con tôm thẻ chân trắng với diện tích mặt nước ao nuôi 3.000m2 được gần 700 triệu đồng. Thường tôi nuôi tôm 3 vụ/năm, nếu thuận lợi có thể thu lãi trên 2 tỷ đồng, nhiều hơn gấp mấy chục lần làm mía”.

Tại huyện Cù Lao Dung, diện tích đào mới ao nuôi tôm nước lợ phát triển với tốc độ khá nhanh, năm 2013 mở mới 110ha, đầu năm 2014 tăng lên hơn 200ha. Liên tiếp những rẫy mía được thay bằng những ao nuôi tôm công nghiệp, mà tập trung vào đối tượng tôm thẻ chân trắng. 

Hiện, giá bán 1ha mía từ 43 - 50 triệu đồng, với mức này, nông dân không có lãi, trong khi đó, 1ha đất trồng mía cho thuê là 350 triệu đồng trong thời gian 5 năm và người thuê trả tiền một lần. Như vậy, bình quân 1 công đất ven sông Hậu hơn 5 triệu đồng, người trồng mía không cần đầu tư cũng thu lợi nhuận 5 triệu đồng/năm. Chính vì thế, những rẫy mía nhanh chóng được chuyển sang ao nuôi tôm.

Về góc độ người thuê đất thấy rõ mức lợi nhuận khi đầu tư thuê đất nuôi tôm. Nếu thuận lợi, 1ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình công nghiệp sẽ thu khoảng 1 tỷ đồng, với giá hiện tại, người nuôi có lãi trên 600 triệu đồng, trừ chi phí thuê đất 350 triệu đồng, đầu tư công trình ao nuôi 100 triệu đồng thì chỉ cần 1 vụ nuôi thành công là có lãi hơn 100 triệu đồng.

Bao giờ hết vòng luẩn quẩn?

Hiện, nhiều hộ trồng mía bị thua lỗ đều muốn đào ao nuôi tôm. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để nuôi loài thủy sản này vì chi phí cải tạo ao, con giống, thức ăn khá cao... Ông Phạm Văn Trung và bà Phạm Thị Thương đều tỏ ra lo lắng về vấn đề điện. Bởi muốn có điện 3 pha để phục vụ nuôi tôm, người dân phải tự bỏ tiền đầu tư với chi phí rất lớn; trong khi diện tích của các hộ chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, nuôi chỉ mang tính thăm dò… Vì vậy, các hộ đều mong muốn được ngành chức năng xem xét đầu tư lưới điện 3 pha để họ có điều kiện chuyển đổi sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long Phú Nguyễn Thanh Hồng cho biết: “Tổng diện tích trồng mía của 3 xã ven đường Nam Sông Hậu (Long Đức, Long Phú và thị trấn Long Phú) là 633ha, thời gian gần đây giảm xuống còn 500ha. Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, huyện quy hoạch diện tích nuôi tôm là 300ha đối với 3 địa phương trên. Hiện tại, khu vực này có 68ha nuôi tôm và số đào mới năm 2013 là 18ha. Dự kiến, đầu năm 2014 có 96ha tôm được thả nuôi trên địa bàn 3 xã này. Để đảm bảo vụ nuôi tôm của bà con đạt kết quả, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện khuyến cáo bà con vừa nuôi tôm thẻ chân trắng, vừa nuôi tôm sú, xuống giống đúng lịch thời vụ của ngành chức năng khuyến cáo. Thời gian tới, Phòng sẽ phối hợp với Điện lực Long Phú mở điện 3 pha phục vụ cho người nuôi tôm trong khu vực”.

Khó khăn về nguồn điện là một thực tế đối với những vùng nuôi tôm mở mới của huyện Long Phú sẽ được giải quyết. Nhưng còn những khó khăn khác mà người nuôi vẫn chưa thể lường hết được như: khan hiếm nguồn con giống đạt chất lượng, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ và cả tay nghề, kỹ thuật nuôi… Đây mới thật sự là nỗi lo, là bài toán khó không riêng gì ở những vùng nuôi tôm mới.

Ông Đào Văn Bảy, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Sóc Trăng cho rằng: “Tình hình nuôi tôm tự phát, ngoài vùng quy hoạch, là điều đáng lo ngại vì khả năng đáp ứng nguồn nước mặn sẽ tổn hại đến tài nguyên nước ngầm, khả năng bùng phát dịch bệnh. Do vậy mà người nuôi tôm phải hết sức thận trọng không chạy theo thị trường để đầu tư tràn lan”. 

Sở Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng cũng đã có chuyến khảo sát vùng nuôi tôm Cù Lao Dung, trực tiếp làm việc với lãnh đạo các địa phương trong huyện và đưa ra những cảnh báo về tình trạng tự phát này. Ông Quách Văn Nam, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh: “Tình hình tự phát phá mía nuôi tôm ở Cù Lao Dung là không nên. Tôi đề nghị địa phương cần làm rõ những tổn hại để cảnh báo nông dân. Chúng ta không chạy theo lợi nhuận trước mắt sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên đất đai, tài nguyên nước ngầm. Vấn đề là phải làm đúng quy hoạch để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất”. 

Ao nuôi tôm tự phát đều tập trung ở vùng nước ngọt của Long Phú và Cù Lao Dung, miễn ở đâu khoan được giếng nước mặn thì ở đó trở thành khu vực nuôi tôm nước lợ, có thể đó là vườn cây ăn trái, là rẫy mía, hay ở đó là chân đê chống lũ. Sự chuyển đổi tự phát này là điều đáng lo ngại về bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm ở Sóc Trăng, chưa nói đến tác động môi trường nước mặt từ việc xả nước lợ trong vùng ngọt có khả năng làm ảnh hưởng đến các loại cây trồng, vật nuôi khác.

Xuân Trường - Thúy Liễu
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 429


Hôm nayHôm nay : 41961

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1014129

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71241444