17:36 EDT Thứ tư, 17/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làng nghề truyền thống (Bài 2): Nghề chủ lực liệu có giữ được “lửa”?

Thứ ba - 22/10/2013 21:39
Mặc dù có hơn 30 làng nghề và nghề truyền thống nhưng nghề chủ lực của tỉnh ta quá ít ỏi. Điển hình là nghề mộc Thái Yên, rèn Trung Lương, chăn nệm Thạch Đồng và chế biến nước mắm ở một số vùng. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi nghề đều gặp những khó khăn nhất định và đang đối mặt với nguy cơ mai một...


Khập khiễng đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Những “hạt giống”...

Nổi tiếng từ hàng trăm năm nay và phát triển ổn định, hiệu quả nhất trong các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh là nghề mộc Thái Yên (Đức Thọ). Ra đời khoảng 400 năm trước, đến cuối thế kỷ XIX, nghề mộc Thái Yên trở nên phát đạt và phát triển đến ngày nay. Thợ mộc Thái Yên tài giỏi đã giữ nghề qua bao thăng trầm, biến động. Những năm gần đây, các chủ cơ sở làm đồ mộc Thái Yên đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc hiện đại để có những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Làng nghề truyền thống (Bài 2): Nghề chủ lực liệu có giữ được “lửa”?
Mộc Thái Yên là một trong số ít làng nghề trên địa bàn tỉnh hiện còn phát triển khá ổn định. Ảnh: Hữu Trung

Hiện tại, Thái Yên có một cụm TTCN với trên 20 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất lớn cùng gần 800 hộ tham gia sản xuất đồ mộc; GQVL cho gần 2.000 lao động, thu nhập bình quân từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm mộc Thái Yên được khách hàng ưa chuộng nên đã có mặt tại nhiều thị trường trong nước, đặc biệt là mặt hàng cao cấp. Nghề mộc đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống cho người dân nơi đây. Nhờ thế mà Thái Yên đã trở thành địa phương giàu có, là xã có tỷ lệ nhà cao tầng đứng thứ 2 toàn tỉnh…

Nổi tiếng không kém làng mộc Thái Yên là làng rèn Trung Lương (làng rèn Vân Chàng, Minh Lang trước đây). Tương truyền, làng rèn này có từ thế kỷ XI. Trải qua bao sóng gió, thăng trầm, nghề rèn Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay. Sản phẩm truyền thống của làng rèn Trung Lương chủ yếu là các nông cụ như cày, bừa, cuốc, xẻng, hái, liềm và đồ sắt gia dụng. Thời gian gần đây, một số gia đình đã chuyển sang nghề đúc, gia công các loại máy móc kim khí phục vụ sản xuất nông nghiệp. Không “ăn to mở nậy” nhưng sản phẩm rèn Trung Lương vẫn có mặt hầu khắp địa phương trong tỉnh, phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Hiện nay, Trung Lương có một cụm TTCN, 4 doanh nghiệp, 7 cơ sở hoạt động nghề rèn và 112 lò rèn trong dân cư; GQVL cho khoảng 300 lao động với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/ tháng. Nghề rèn đã đưa lại cuộc sống khá no đủ cho người dân Trung Lương…

Làng nghề truyền thống (Bài 2): Nghề chủ lực liệu có giữ được “lửa”?
Nghề chế biến nước mắm tại Cẩm Nhượng chưa thể mở rộng được quy mô do thiếu mặt bằng.

Làng nghề dệt vải, dệt chăn nệm Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh) cũng là một trong những “hạt giống” của các làng nghề truyền thống Hà Tĩnh. Ông Dương Công Trí – Chủ tịch UBND xã cho biết, nghề dệt Thạch Đồng có tự lâu đời, nhưng thịnh nhất là từ năm 1990 về trước. Những năm 1990 đến đầu 2000, dân Thạch Đồng tập trung sản xuất chăn nệm và đã chiếm được thị phần khá lớn, nhất là ở nông thôn. Tuy nhiên, càng về sau, thị trường càng giảm nên người làm nghề theo đó cũng giảm dần. Tuy vậy, hiện nay, toàn xã vẫn có 8 cơ sở quy mô lớn, được đầu tư tiền tỷ và 30 hộ sản xuất nhỏ lẻ. Hiện nay, người làm nghề dệt Thạch Đồng chủ yếu là mua sản phẩm chăn nệm về, gia công lại rồi đem bán. Nghề này đã đưa lại doanh thu gần 11 tỷ đồng trong toàn xã từ đầu năm đến nay.

Nghề nước mắm Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) là nghề truyền thống có từ hàng trăm năm nay. Toàn xã hiện có 160 hộ theo nghề này, gồm khoảng 30 hộ có trên 25 vại, 70 hộ khoảng 15-20 vại, còn lại từ 4-5 vại. Trong số này, có trên 20 hộ thuộc HTX Chế biến hải sản Thu Hùng và HTX Hải sản Cửa Nhượng, còn lại là làm nhỏ lẻ. Sản phẩm làng nghề này, ngoài nước mắm, còn có ruốc và các sản phẩm thủy sản khô, chủ yếu bán cho khách du lịch đến nghỉ tại Thiên Cầm. Ngoài ra, còn bán cho thị trường một số huyện trong tỉnh. Nghề chế biến nước mắm và hải sản Cẩm Nhượng đã mang lại thu nhập tương đối ổn định cho những người theo nghề này, suốt nhiều năm qua…

Có giữ được “lửa”?

Các làng nghề truyền thống được xem là “chủ lực” nhất của làng nghề Hà Tĩnh, trên thực tế vẫn đối mặt với những khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững và phát triển của nghề.

Làng mộc Thái Yên cũng thưa khách dần so với những năm trước. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, khách mua hàng mộc giảm một cách lạ thường. Ông Đỗ Viết Báu - Chủ tịch UBND xã cho biết, những năm trước, thứ bảy, chủ nhật, người đến mua rất đông, đặc biệt là sau rằm tháng 7, nhưng năm nay khách vắng hoe. Sản lượng bán ra 9 tháng năm nay chỉ bằng 1/4 so với năm ngoái. Năm ngoái, xã hoàn thành cụm CN-TTCN 10 lô đất, nhưng đến nay chỉ có 4 lô được thuê. Ông Nguyễn Huy Thắng - Cụm trưởng Cụm TTCN Thái Yên lo lắng: Hiện tại, có gần 800 hộ làm nghề mộc tại nhà, nên bụi gỗ và sơn phun mù mịt suốt ngày, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng! Bên cạnh đó, gỗ tự nhiên ngày một cạn kiệt; các sản phẩm mộc phía Bắc cạnh tranh gay gắt… nên thị phần làng mộc Thái Yên cũng bị ảnh hưởng. Riêng tỉnh Nghệ An, mấy năm gần đây, sản phẩm mộc Thái Yên giảm gần một nửa…

Làng nghề truyền thống (Bài 2): Nghề chủ lực liệu có giữ được “lửa”?
Sản phẩm quá rẻ mạt nên nghề đan lát Đan Chế đang sống lay lắt

Ông Nguyễn Duy Đăng - Chủ tịch UBND phường Trung Lương cũng lo lắng khi nói về nguy cơ mai một của nghề rèn ở địa phương. Theo ông Đăng, nghề rèn rất vất vả nên người dân không muốn cho con cái theo nghề. Thực tế, thợ rèn trẻ nhất Trung Lương hiện nay cũng trên dưới 40 tuổi. Bên cạnh đó, các sản phẩm dao, kéo nhập ngoại và một số sản phẩm của các làng nghề ở miền Bắc giá cạnh tranh hơn, tràn vào ngày càng nhiều nên hàng Trung Lương cũng gặp không ít khó khăn. Thợ Trung Lương không được đào tạo bài bản mà chỉ cha truyền con nối, nên trình độ tay nghề và kiến thức không thể bằng thợ ngoài Bắc. Đó là chưa nói đến, hiện nay, ngoài Bắc họ đầu tư công nghệ hiện đại, sản phẩm mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh, nên càng khó hơn cho sản phẩm truyền thống Trung Lương. Do vậy, nghề rèn mai một là điều khó tránh khỏi.

Khó khăn của làng dệt chăn nệm Thạch Đồng, theo ông Dương Công Trí là hiện nay sản phẩm Trung Quốc tràn sang nhiều nên thị trường chăn nệm Thạch Đồng bị thu hẹp. Ngoài ra, do không thành lập được HTX, mạnh ai nấy làm nên để phát triển bền vững là rất khó. Quỹ đất không có; vốn đầu tư lớn nhưng lại không tiếp cận được vốn ưu đãi nên người dân khó có điều kiện để đầu tư, phát triển.

Làng nghề truyền thống (Bài 2): Nghề chủ lực liệu có giữ được “lửa”?
Diêm dân không sống được với nghề, nhiều ruộng muối bị bỏ hoang cho cỏ lác…

Bà Phạm Thị Hồng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã kiêm Chủ nhiệm Hiệp hội chế biến nước mắm Cẩm Nhượng cho rằng, nghề chế biến nước mắm nơi đây đang gặp phải một số khó khăn như: không mở rộng được quy mô do đất đai quá chật chội; không xây dựng được thương hiệu sản phẩm; không có thị trường ổn định mà mạnh ai nấy bán; không đảm bảo môi trường vì sản xuất trong các khu dân cư chật chội; nguyên liệu cá cơm để muối nước mắm mấy năm nay giảm đáng kể… Đặc biệt, nghề này cần nhiều vốn, nhưng từ khi mua sản phẩm đến khi ra thành phẩm nước mắm phải mất 16 tháng, thời gian “nâm” vốn quá lâu, trong khi người dân không vay được vốn ưu đãi nên rất khó để phát triển. Trên thực tế, nhiều người không còn mặn mà với nghề này…

Với những khó khăn trên, không biết rồi đây các làng nghề truyền thống chủ lực này có giữ được “lửa”, hay rồi cũng mai một dần?!

Chính Thu
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 123


Hôm nayHôm nay : 44044

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 763422

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64749366