09:37 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lao động nông thôn: Gian nan đường lập nghiệp

Chủ nhật - 05/10/2014 04:49
Thời gian qua, tình trạng thanh niên nông thôn rời bỏ quê hương đi lập nghiệp tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh đã dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai đi lập nghiệp ngoài tỉnh cũng thành công. Trong số nhiều người đi làm thuê ngoài tỉnh có nhiều thanh - thiếu niên sớm bỏ học để "tự lập" mà hoàn toàn không có định hướng tương lai.

Vấn đề lao động mưu sinh luôn luôn là nhân tố căn bản để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, lao động như thế nào để bảo đảm chất lượng cung, cầu và không nảy sinh hệ luỵ chính là vấn đề cần được các nhà quản lý quan tâm. Ði xa để lập nghiệp góp phần thay đổi cuộc sống, nâng tầm hiểu biết vốn là mong muốn chính đáng của các bạn trẻ. Nhưng, chính sự khát khao va chạm và sự thiếu hiểu biết đã khiến không ít bạn trẻ “lạc lối” nơi phồn hoa đô hội.

Trước đây, trong trào lưu ồ ạt xa quê lên các khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai hay Bình Dương là vô cùng phổ biến. Nhiều thanh - thiếu niên ở các huyện vùng sâu, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải bỏ học sớm, khăn gói đi làm với mong muốn kiếm tiền về giúp đỡ mẹ cha. Trong một thời gian dài nơi xứ lạ, có người bị những thành phần xấu lôi kéo vào con đường ăn chơi, nghiện ngập hoặc các tệ nạn xã hội khác. Nhiều người cố gắng giữ vững lập trường cần cù lao động thì vấp phải vấn đề cơm áo gạo tiền, cộng với mức sống không phù hợp đã sớm về lại quê nhà cùng bàn tay trắng.

Em Tống Huyền Mi, 17 tuổi, ở huyện Trần Văn Thời, cho biết, do gia đình nghèo khó nên em bỏ học sớm theo bạn bè lên TP Hồ Chí Minh xin vào công ty mỹ phẩm làm tiếp thị. Lương mỗi tháng 3 triệu đồng, nếu bán thêm sẽ có hoa hồng, nhưng do công ty buộc nhân viên nhiều điều khoản em không thể thực hiện được nên đành về lại quê nhà. Hiện em đang làm nhân viên tại một quán cà phê trong thị trấn, lương 2 triệu đồng, bao ăn ở, lại được gần nhà nên em rất vui. Công việc cũng nhàn, buổi tối có thời gian em đi học làm bánh kem để có nghề sau này nuôi cha mẹ.

Một em gái (xin được giấu tên) ở xã Khánh An, huyện U Minh, vốn được sinh ra trong gia đình gia giáo, theo bạn bè bỏ học lên Bình Dương, rồi bị lôi kéo vào con đường cá độ, tiêu hết tiền còn bị bắt để uy hiếp gia đình. Cho đến nay, khi trở lại quê hương thì việc học tập đã dở dang.

Phần lớn thanh niên nông thôn mà bài viết này đề cập đều còn nhỏ tuổi, đã và đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, rất dễ bị ảnh hưởng do tác động bên ngoài. Ðiều kiện đi xa làm để có nhiều tiền và mở mang tầm nhìn không khác gì lời mời đầy thú vị. Vấn đề ở đây là những người có trách nhiệm cần hướng các em đến với những điều tích cực và cách nhìn cuộc sống lành mạnh. Chính quyền và đoàn thể địa phương cần tổ chức nhiều đợt tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ để có sự lựa chọn con đường lập nghiệp ổn định hơn.

Anh Hồ Văn Minh vừa trở về từ một công ty chế biến gỗ ở Bình Dương, cho biết: "Hiện nay tôi đang là công nhân của Công ty Thuỷ sản Anh Khoa, công việc tương đương và tiền lương như nhau, nhưng tại đây tôi tin tưởng một công việc ổn định, gần gia đình và không phải lo lắng nhiều chi phí như trước".

Cà Mau là tỉnh giàu tiềm năng kinh tế rừng, biển, có rất nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản, doanh nghiệp được xây dựng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương, thậm chí nhiều lao động nơi khác đến lập nghiệp.

Một trong những thanh niên xa quê về Cà Mau lập nghiệp là anh Nguyễn Thanh Bình, 24 tuổi, hiện đang là chủ trại cua tại cửa biển sông Ðốc. Quê hương anh vốn ở Ninh Bình, theo gia đình vào đây sống không lâu, nhưng do điều kiện thiên nhiên trù phú và tình đất, tình người nên anh gắn bó với xứ này. Ðến nay trang trại của anh hoạt động khá tốt, trước đây do có thời gian đi đây đó học hỏi thêm nghề làm chả mực, anh cho biết chính loại thực phẩm này đã làm nên đời sống mới cho gia đình.

Hiệu quả từ những mô hình kinh tế mới, đồng hành cùng hệ thống công nghiệp chế biến tại địa phương không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm mà còn có thể thay đổi được tư tưởng vươn xa của đại bộ phận thanh niên trên con đường lập thân lập nghiệp./.

 

nguồn: Cà Mau Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ngoài tỉnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 312


Hôm nayHôm nay : 46962

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1106222

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72788931