04:04 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông Hưng Yên "biến" chất thải chăn nuôi thành tiền

Thứ tư - 02/05/2018 09:39
Ông Nguyễn Hữu Tân ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao (Phù Cừ - Hưng Yên) đã “biến” chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, mỗi tháng thu thêm từ 6 – 7 triệu đồng.

Trang trại nuôi lợn của ông Tân thường xuyên duy trì 500 con lợn nái, lợn thịt, có lúc cao điểm hàng nghìn con. Trung bình một ngày, trang trại thải ra 1 tấn chất thải chăn nuôi cần xử lý. 

Để xử lý lượng chất thải chăn nuôi “khổng lồ” này, ông Tân đã xây dựng 7 hầm biogas với công suất lớn nhưng vẫn không xử lý kịp chất thải ra. Khi Trung tâm khuyến nông tỉnh (Sở NNPTNT) triển khai dự án “Xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch tại tỉnh Hưng Yên”, ông Tân đã đăng ký tham gia dự án này. Ông Tân đầu tư trên 80 triệu đồng, cùng với kinh phí hỗ trợ gần 40 triệu đồng để mua máy về sử dụng. 

 lao nong hung yen 'bien' chat thai chan nuoi thanh tien hinh anh 1

Ông Nguyễn Hữu Tân đang vận hành máy tách, ép chất thải chăn nuôi lợn

Tháng 11.2017, ông Tân đưa vào vận hành máy tách, ép chất thải chăn nuôi lợn. Theo đó, chất thải từ các chuồng nuôi lợn được dồn xuống bể. Khi máy vận hành sẽ hút chất thải, sau đó tách, ép thành nước và phân hữu cơ riêng biệt. Phân hữu cơ khô kiệt được đẩy trực tiếp ra ngoài, còn nước thải đổ xuống một bể khác để xử lý. 

Sau khi thu được 2 sản phẩm phân hữu cơ khô và nước thải, ông Tân sử dụng men vi sinh để ủ phân và xử lý nước. Đối với phân khô, ông dùng men vi sinh trộn đều với tỷ lệ thích hợp, ủ trong 3 – 4 tuần để tạo ra sản phẩm phân hữu cơ và đóng thành bao. Mỗi bao phân hữu cơ ông Tân bán với giá 20.000 đồng. Trung bình mỗi tháng, ông Tân thu được 6 – 7 triệu đồng từ tiền bán phân hữu cơ. Với nước thải, ông Tân sử dụng men vi sinh trong 1 tuần sẽ giúp xử lý nước thải không còn mùi có thể sử dụng tưới trực tiếp cho cây hoặc nuôi cá. 

Nhờ đầu tư vận hành máy tách, ép phân mà trang trại đã giải quyết cơ bản vấn đề chất thải chăn nuôi. Ưu điểm của máy tách, ép phân là giúp chống quá tải bể biogas, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước xả, tận thu nguồn phân để làm phân bón hữu cơ hoặc phân vi sinh cho cây trồng và tạo khí gas sử dụng trong trang trại để đun nấu, thắp sáng.

Ông Tân cho biết: “Sau 6 tháng sử dụng máy tách, ép chất thải chăn nuôi đã giúp gia đình tôi có thêm thu nhập, đàn chăn nuôi phát triển khỏe mạnh, môi trường chăn nuôi và môi trường sống được bảo đảm. Đây là giải pháp bảo vệ môi trường mang hiệu quả khả quan”.

 
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 30744

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 350447

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73397418