15:09 EDT Thứ ba, 30/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông “khùng” thu tiền tỷ nhờ trồng cam… chẳng giống ai

Thứ bảy - 23/06/2018 03:44
Xác định trồng cam sành chỉ khai thác trong vòng 4-5 năm là phải thay mới nên ông Hồ Hoàng Vân (ấp Mỹ Phú, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) đã quyết... trồng với mật độ dày đặc. Nhìn ông trồng cam, nhiều người nói ông “khùng” nhưng không ngờ chỉ sau vài năm, ông Vân đã thu được tiền tỷ nhờ cách làm này.

Trồng cam chẳng giống ai

Thấy chúng tôi ngạc nhiên về mật độ cây cam sành trồng dày đặc trên 27 công đất (khoảng 2,7ha), nhưng trái nào cũng rất to, da bóng láng, ông Hồ Hoàng Vân giải thích: “Loại cam sành cho trái rất sai nhưng tuổi thọ chỉ từ 4-5 năm là phải đốn bỏ bởi nếu để khai thác cây sẽ suy, trái mất ngon, sản lượng thấp. Vì vậy mình phải tăng mật độ trồng”.

 lao nong “khung” thu tien ty nho trong cam… chang giong ai hinh anh 1

Ông Vân chăm chăm chút những cây cam sắp được thu hoạch trong vườn nhà mình. Ảnh: Anh Thư

"Mùa thuận của cam sành từ tháng 2-6 âm lịch, mùa nghịch từ tháng 9-12 âm lịch. Vì vậy mình cần tập trung vào mùa nghịch để bán giá cao do trùng vào dịp Tết Nguyên đán. Làm cam sành nghịch mùa tuy có cực nhưng phấn khởi lắm vì tiền lãi cao”.

Ông Hồ Hoàng Vân

Trước đây ông Vân chuyên trồng lúa trên đất ruộng của mình nhưng thu nhập không cao. Nhiều vụ giá lúa rớt, bán không nổi. Sau nhiều lần tham quan học tập các mô hình kinh tế có thu nhập cao tại tỉnh Đồng Tháp, ông Vân quyết định chuyển đổi 27 công đất ruộng trồng lúa sang trồng cam sành - loại trái cây đặc sản miệt vườn.

Không những thế, ông Vân còn sang tận trường Đại học Cần Thơ và Viện cây ăn quả miền Nam để nhờ tư vấn kỹ thuật. Ông còn tự tìm hiểu rất nhiều tài liệu liên quan đến cam sành để

Theo suy nghĩ đơn giản của mình, ông Vân cho rằng, nếu trồng cam mật độ thưa như nhiều người đang trồng thì sẽ mất nhiều thời gian thu hoạch trái. Trong khi, càng về sau thì sản lượng lẫn chất lượng cam càng kém đi. Vì vậy, ông Vân chọn phương án trồng dày đặc với mật độ 500 cây trên 1 công đất (nếu trồng theo cách truyền thống là 200 cây/công đất).

Muốn cây đủ sức phát triển và cho trái nhiều, ông Vân đã áp dụng phương án bón phân tổng hợp gồm nguồn phân bò khô, phân dơi kết hợp với một số loại phân vô cơ. Bên cạnh đó, ông còn rất quan tâm đến nguồn nước tưới cho vườn cam, nhất là vào mùa nắng nóng. Ông Vân đã mày mò thiết kế hệ thống máy tưới nước tự động mà ông đặt tên là “máy tưới không người lái”. 

Máy này được đặt trên những chiếc chẹt (loại ghe nhỏ). Chiếc chẹt này tự động hút nước dưới ao, dưới mương và tự di chuyển, phun nước vào các cây cam sành. Cách tưới cam này tốn ít công, lượng nước phun rất đều, nên vườn cam sành của ông Vân luôn xanh tốt.

“Ngã ngửa” với tiền lãi từ cam

Ông Võ Minh Đức, trưởng ấp Mỹ Phú nhận xét: “Đây là mô hình trồng cam sành dày đặc hiệu quả nhất hiện nay tại địa phương, đã và đang được nhiều nông dân từ các tỉnh bạn đến học tập”.

Cũng theo ông Vân, vụ đầu tiên thu hoạch cam (năm 2016) giá bán bình quân được 15.000 đồng/kg, ông Vân đã thu về số tiền 100 triệu đồng/công đất, 27 công cam sành thu về 2,7 tỷ đồng. Sau khi trừ hết các khoản chi phí đầu tư ông Vân còn lãi xấp xỉ 1,8 tỷ đồng. Một con số quá ấn tượng và khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Năm 2017, tuy giá bán cam sành có sụt giảm chút ít (dao động từ 12.000-13.000 đồng/kg), ông Vân vẫn có lãi trên 1,2 tỷ đồng.

Riêng năm nay giá bán tương đương năm trước, nhưng chi phí bơm tưới nhiều hơn do nắng nóng kéo dài, dự kiến ông Vân sẽ còn lãi khoản 1 tỷ đồng từ vườn cam sành trồng dày đặc.

Ông Vân giải thích thêm: “Mùa thuận của cam sành từ tháng 2-6 âm lịch, mùa nghịch từ tháng 9-12 âm lịch. Vì vậy mình cần tập trung vào mùa nghịch để bán giá cao do trùng vào dịp Tết Nguyên đán. Làm cam sành nghịch mùa tuy có cực nhưng phấn khởi lắm vì tiền lãi cao”.

Hiện tại mỗi ngày ông Vân thuê 5 lao động thường xuyên với giá 200.000 đồng/người/ngày, lúc cao điểm lên đến 10 người. Điều đáng quý ở ông Vân là ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc cam sành rất tận tình với những người đến thăm quan, học hỏi.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 190


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1313634

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60326594