18:08 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản: Nhìn từ vụ Bianfishco

Chủ nhật - 01/04/2012 05:59
Liên kết dọc là quan hệ tất yếu hình thành trong quá trình phát triển các chuỗi giá trị nông sản. Sự liên kết dọc này hình thành từ hai áp lực chính: một là đòi hỏi ngày càng gắt gao của thị trường về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, và hai là ổn định nguyên liệu và giá nguyên liệu cho chế biến.

Có ba hình thức cơ bản của liên kết dọc trong chuỗi giá trị nông sản như sau:

1. Hình thức liên kết ở mức thấp: là liên kết giữa người sản xuất – nhà chế biến – Nhà bán lẻ dưới dạng quan hệ thời điểm, không có hợp đồng sản xuất – tiêu thụ, chủ yếu là mua đứt bán đoạn. Hình thức liên kết này cũng không bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm vì không bị ràng buộc chặt chẽ trong quan hệ giao dịch.

Rủi ro về biến động giá và cung ứng nguyên liệu rất cao, vì sản lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến không được kiểm soát chặt chẽ. Thiệt hại nhiều nhất đến với người sản xuất vì dễ bị ép giá, hoặc không được trả tiền khi nhà chế biến gặp rủi ro. Nhà chế biến lại lệ thuộc vào nhà bán lẻ. Trường hợp Công ty Bianfishco nợ tiền cá của người sản xuất chính là một điển hình rủi ro của mô hình này.

2. Hình thức liên kết dưới dạng sản xuất theo hợp đồng: có hợp đồng sản xuất – bao tiêu sản phẩm giữa người sản xuất và nhà chế biến; và giữa nhà chế biến và nhà bán lẻ. Hợp đồng quy định rõ số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất của sản phẩm, cơ chế thưởng phạt giữa hai bên.

Tuy nhiên, dạng liên kết này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người sản xuất hoặc nhà chế biến không tuân thủ hợp đồng vì lợi ích riêng của mình khi có biến động thị trường. Ví dụ người sản xuất sẵn sàng bán cho người mua khác nếu có giá cao hơn, nhà chế biến sẵn ràng bỏ rơi người sản xuất khi giá xuống thấp.

Một hình thức đặc biệt của sản xuất theo hợp đồng là sản xuất gia công. Theo hình thức này, người sản xuất tự đầu tư đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất. Nhà chế biến đầu tư một phần vốn sản xuất dưới dạng phân bón, thức ăn gia súc, con giống, và hỗ trợ kỹ thuật.

Người sản xuất cung cấp sản phẩm theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận, và giảm rủi ro về thị trường tiêu thụ, ổn định thị trường và giá bán, có thể tính toán trước doanh thu, lợi nhuận, và giảm một phần vốn sản xuất. Ngược lại, nhà chế biến có vùng nguyên liệu gia công, bảo đảm ổn định nguyên liệu chế biến, ổn định giá, ít lệ thuộc vào biến động thị trường.

Mô hình này ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ hơn và thường có sự tham gia của ngân hàng. Người sản xuất được cho vay vốn đầu tư khi có hợp đồng gia công vì bảo đảm được đầu ra. Nhà chế biến cũng được vay dễ dàng hơn vì có nguồn nguyên liệu chắc chắn. Ngân hàng mạnh tay cho vay vì giảm được rủi ro trong hoạt động cho vay, giảm rủi ro mất khả năng chi trả do biến động thị trường.

Mô hình này rất phổ biến ở Hoa Kỳ. Ở Việt Nam có mô hình hợp đồng nuôi gia công của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi gà. Hiện nay, mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao của Công ty BVTV An Giang, hoặc mô hình sản xuất gạo Nhật của liên doanh Kitoku - Angimex ở An Giang có hình thức và quan hệ dưới dạng hợp đồng sản xuất – bao tiêu sản phẩm và dần tiến đến dạng hợp đồng gia công.

3. Mô hình sản xuất – chế biến – bán lẻ mang tính tổng hợp. Mô hình này là mô hình thể hiện sự hội tụ tất cả các hoạt động từ sản xuất đến chế biến và bán lẻ sản phẩm trong phạm vi của một doanh nghiệp, thậm chí cả hoạt động sản xuất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.  Mô hình này cho phép doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và thu được toàn bộ lợi nhuận ở tất các các công đoạn sản xuất – chế biến và thương mại hóa sản phẩm, đồng thời hạn chế được rủi ro về nguồn nguyên liệu và chủ động được thị trường đầu ra.

Tuy nhiên, mô hình này chỉ có khả năng áp dụng khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, và có bộ phận chuyên trách ở công đoạn sản xuất. Trong ngành thủy sản ở ĐBSCL, hiện nay có xu hướng một số doanh nghiệp chế biến tôm và cá tra đông lạnh xuất khẩu đang nỗ lực tự bảo đảm nguyên liệu bằng cách đầu tư vào mua đất làm ao, đầm nuôi và bỏ vốn để nuôi tôm, cá. Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cũng áp dụng mô hình khép kín này trong lĩnh vực nuôi heo và gà.

Trong trường hợp nuôi cá tra, doanh nghiệp có thể tự chủ phần lớn nguồn nguyên liệu vì năng suất nuôi rất cao, và bớt phụ thuộc vào thị trường cá nguyên liệu. Ngược lại, do năng suất tôm nuôi thấp hơn cá rất nhiều, và không ổn định thì nhà chế biến tôm vẫn phải lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào cả đất đai, chi phí sản xuất, mà trên thực tế, chi phí mua hoặc thuê đất đai và đầu tư kiến thiết cơ bản ao đầm, chi phí nuôi cũng rất lớn.

Ảnh hưởng tiêu cực của mô hình này chính là việc loại bỏ người sản xuất ra khỏi chuỗi giá trị. Doanh nghiệp chỉ bảo vệ lợi ích riêng của mình, thể hiện sự thiếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi không quan tâm đến sự phát triển chung của toàn ngành. Một khi người sản xuất không tham gia sản xuất nữa, doanh nghiệp không còn nguồn nguyên liệu nào khác để dựa vào, và dĩ nhiên là dẫn đến rủi ro thiếu nguyên liệu khi không tự đáp ứng được cầu trên thị trường.

Một hình thức liên kết dọc khác đáng quan tâm có thể khắc phục được mô hình khép kín trên là mô hình đồng sở hữu, trong đó người sản xuất đồng thời cũng là cổ đông của nhà chế biến. Người sản xuất có thể tham gia đồng sở hữu bằng cách mua cổ phần, hoặc nhà chế biến chia xẻ cổ phần cho người sản xuất; hoặc người sản xuất góp vốn dưới hình thức quyền sử dụng đất nông nghiệp, trang thiết bị sản xuất.

Hình thức đồng sở hữu này có các lợi ích sau: 1) Gắn lợi ích của người sản xuất vào lợi ích của nhà chế biến và ngược lại, vì vậy làm tăng tính liên kết;

2) Giúp người sản xuất có thể chia xẻ thêm lợi ích từ hoạt động chế biến;

3) Giúp nhà chế biến giảm chi phí đầu tư cho vùng nguyên liệu, chi phí sản xuất nguyên liệu, và giảm áp lực tiền mặt để mua nguyên liệu;

4) Giúp cả hai bên mở rộng quy mô sản xuất khi cần vì có thể kêu gọi đầu tư góp vốn; và 5) kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Hình thức này có thể áp dụng cho ngành thủy sản, nhất là ngành cá tra và ngành tôm ở ĐBSCL. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong việc thực thi mô hình này là thái độ của nhà chế biến. Nhà chế biến phải đóng vai trò đi đầu trong phát triển các mối liên kết dọc với người sản xuất nguyên liệu, và phải có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm xã hội gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.

Rất tiếc là trong bối cảnh sản xuất, thương mại của Việt Nam hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến chỉ bảo vệ lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chính đáng của người sản xuất nguyên liệu, và thiếu trách nhiệm cộng đồng, mà Bianfishco là một điển hình.

TS. Trần Tiến Khai - Trưởng Bộ môn Kinh Tế Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn

Khoa Kinh Tế Phát Triển, Đại học Kinh Tế TPHCM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 423


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1598843

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74645814