13:19 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết phát triển vùng Đồng Tháp Mười

Thứ bảy - 21/10/2017 18:56
Vùng Đồng Tháp Mười đang đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trong điều kiện biến đổi khí hậu và sản xuất tự phát, nhỏ lẻ nên cần liên kết để phát triển bền vững trong thời gian tới

 

Ngày 21-10, tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo TP HCM cùng nhiều doanh nghiệp có buổi gặp mặt với lãnh đạo 3 tỉnh thuộc tiểu vùng Đồng Tháp Mười là Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Cuộc họp có sự tham dự và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

Tiềm năng và thách thức

Theo báo cáo của các ngành chức năng, tiểu vùng Đồng Tháp Mười có diện tích tự nhiên hơn 700.000 ha, chiếm 18% diện tích tự nhiên của ĐBSCL. Từ lâu, tiểu vùng Đồng Tháp Mười được xem là vựa lúa lớn của cả nước.

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước với 9,5 triệu m3/năm, hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm. Sản phẩm bản địa vẫn là lúa gạo, trái cây, thủy sản, sen, cá đồng và cây dược liệu. Ngoài ra, hệ sinh quyển nơi đây còn có các khu Ramsar ở Láng Sen (Long An), Khu Bảo tồn rừng tràm, Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) và nhiều điểm du lịch đất ngập nước khác.

Liên kết phát triển vùng Đồng Tháp Mười - Ảnh 1.

Vùng Đồng Tháp Mười cần nhiều loại hình du lịch phong phú để thu hút du khách

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì hiện vùng này đang đối mặt với rất nhiều thách thức, nhất là việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên để trồng lúa. Cùng với đó là tình trạng xói mòn đa dạng sinh học đất ngập nước và sự chồng chéo cũng như thiếu liên kết trong công tác quản lý giữa các địa phương theo kiểu mạnh ai nấy làm. Trong khi đó, nhiều chủ trương, chính sách phát triển vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Rào cản lớn nhất cho sự phát triển vẫn là cơ sở hạ tầng về giao thông đường bộ lẫn đường thủy nên hạn chế kết nối liên hoàn trong nội vùng và liên vùng.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, tăng trưởng kinh tế của tiểu vùng Đồng Tháp Mười hiện vẫn còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, nhất là trong khai thác sản xuất nông nghiệp và thương mại, dịch vụ. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vẫn còn mang tính tự phát. Do đó, các địa phương phải ngồi lại với nhau để bàn bạc về cách quản lý, chia sẻ nguồn nước tự nhiên để đạt được sự đồng thuận cao trong thời gian tới.

Bắt tay với TP HCM

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho rằng 3 tỉnh trong vùng đã quyết tâm ngồi lại làm đề án liên kết vì cùng hệ sinh thái, thủy văn, thủy triều. Đề án phát triển bền vững Đồng Tháp Mười đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý và giao cho tỉnh Đồng Tháp chủ trì phối hợp với 2 tỉnh còn lại là Tiền Giang và Long An. Đề án này cần sự liên kết chặt chẽ với TP HCM để tạo ra nét đặc trưng của vùng với giá trị cao hơn.

"Liên kết không phải là chia phần mà làm sao để "chiếc bánh" lớn hơn theo hướng mỗi tỉnh đều phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các tỉnh có cùng sản phẩm nông nghiệp phải liên kết với nhau để góp phần vào công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp" - ông Hoan nói.

Theo ông Nguyễn Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, vùng này kết nối với TP HCM bằng hệ thống giao thông thủy, bộ để phát triển là xu hướng tất yếu. Các tỉnh cũng phải cam kết sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng sạch để cung cấp cho đầu mối tiêu thụ là TP HCM và cần được sự hỗ trợ ngược lại để phát triển về du lịch vùng.

"Chỉ riêng thị trường TP HCM cũng đủ giúp cho nông dân làm giàu nhờ tiêu thụ nông - thủy sản, sản phẩm chăn nuôi. Không còn cách nào khác, phải sản xuất sạch để cung cấp cho thị trường rộng lớn này và đây chính là con đường mà tỉnh Tiền Giang đã chọn. Sau hội nghị lần này, Tiền Giang sẽ thực hiện các bước tiếp theo một cách cụ thể" - ông Đức khẳng định.

Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, cho rằng nếu không có sự hỗ trợ của các tỉnh thì TP HCM cũng không thể phát triển.

"TP HCM sẽ giúp các tỉnh về nghiên cứu giống, công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho đến chế biến sản phẩm do có nhiều viện, trường... Các tỉnh cần thiết kế những tour du lịch phong phú và hấp dẫn hơn; kêu gọi các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực đầu tư vào hạ tầng du lịch. Hiện TP HCM có 1 triệu học sinh và 500.000 sinh viên cũng không phải là con số nhỏ để mở ra hướng du lịch trải nghiệm, khám phá..." - ông Cang gợi ý. 

 

Khai thác nguồn nước bền vững

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình khẳng định rằng nếu không thực hiện liên kết với vùng Đông Nam Bộ hay ĐBSCL (trong đó có Đồng Tháp Mười) thì TP HCM rất khó phát triển. Tuy nhiên, các tỉnh cũng phải tự nỗ lực vươn lên và cần chú trọng liên kết trong tái cơ cấu nông nghiệp, hạ tầng giao thông, thủy lợi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, quản lý và khai thác nguồn nước theo hướng bền vững. Đồng thời, xây dựng chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước với sự đồng lòng cao, có kỷ luật, kỷ cương. Đặc biệt, các tỉnh lưu ý giữ được hệ sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường.

 
Theo nld.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 101


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1202029

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72884738