20:14 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết trong sản xuất nông nghiệp Nông dân và doanh nghiệp phải là “chiến hữu”

Thứ bảy - 13/06/2015 23:08
Liên kết với DN đang trở thành vấn đề cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
 
Chăn nuôi gia cầm tại xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai. Ảnh: Ánh Ngọc
Chăn nuôi gia cầm tại xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai. Ảnh: Ánh Ngọc
Tuy nhiên, để mối quan hệ này được duy trì bền chặt, đôi bên cùng có lợi thì nông dân và DN phải thực sự trở thành “chiến hữu” của nhau.
Gia tăng liên kết
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với người chăn nuôi là tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm thịt, trứng, sữa. Trong khi đó, một hộ hay nhóm hộ nông dân không thể tự mình làm được tất cả các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, quảng bá và bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Công việc này đòi hỏi cần có sự liên kết với DN để phát triển chuỗi giá trị hàng hóa. Thực tế trong thời gian qua, việc liên kết giữa người chăn nuôi với DN còn khá hạn chế, cả nhóm DN cung ứng đầu vào như thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi lẫn DN sơ chế, tiêu thụ sản phẩm.
Gia đình bà Nguyễn Thị Liên, thôn 3, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng đang nuôi 4 con bò sữa, mỗi ngày thu được khoảng 70kg sữa. Bà Liên chia sẻ, từ năm 2014 đến nay, việc tiêu thụ sữa gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thời gian gần đây, phía công ty thu mua không thanh toán tiền cho nông dân mà chỉ tạm ứng một phần. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn về sữa cũng cao hơn, nếu hộ chăn nuôi nào không đạt yêu cầu sẽ bị ngừng thu mua trong vài ngày. Hay tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, dù tổ chức Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi đã được thành lập, song chưa liên kết được với DN giết mổ, chế biến nên gà đồi Sóc Sơn rất khó tiếp cận hệ thống siêu thị.
Theo ông Hà Tiến Nghi – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, TP có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng sản xuất vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn, còn phải nhập từ các địa phương khác. Trong bối cảnh hội nhập, việc tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi có vai trò rất quan trọng. Điều này đòi hỏi các hộ chăn nuôi phải liên kết trong các tổ chức hội, chi hội và “bắt tay” với DN. “Nếu không có sự liên kết với nhau thì các chi hội sẽ hoạt động không hiệu quả” – ông Nghi cho hay.
Chất lượng tạo ra giá trị
Thực tế câu chuyện rạn nứt, thậm chí “đứt gánh giữa đường” trong mối liên kết giữa nông dân và DN bắt nguồn từ chất lượng sản phẩm. Khi nhu cầu của thị trường tăng cao, không ít nông dân vì mục tiêu lợi nhuận đã phá vỡ cam kết chất lượng với DN thu mua. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN mà còn cả thương hiệu của sản phẩm. Bởi vậy, để DN có thể yên tâm bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, vấn đề quan trọng là người nông dân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, đảm bảo ATTP.
Ông Trần Trung Chính – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại quốc tế Victory Asian (sở hữu hệ thống cửa hàng Mr Sạch) chia sẻ, người nông dân muốn đưa sản phẩm đến người tiêu dùng phải tôn trọng quy trình sản xuất. Theo ông Chính, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm chăn nuôi là rất tốt, nhưng nếu sản xuất không đảm bảo chất lượng chắc chắn đầu ra sẽ không thành công. “DN không làm ra thương hiệu, người quyết định ra thương hiệu phải là người nông dân. Nếu DN là chiến binh ra chiến trường chiến đấu thì người nông dân là chiến hữu thì mới đảm bảo thắng lợi” – ông Chính nêu quan điểm.
Một ví dụ điển hình cho câu chuyện này chính là thời gian qua người Nhật rất thích sản phẩm thịt gà Ri của Việt Nam, song phía nước này đưa ra yêu cầu sản xuất phải theo đúng quy luật của tạo hóa, nghĩa là không sử dụng hóa chất hay hooc môn tăng trưởng. Từ thực tế nhiều năm trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm sạch trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Thành Lưu – Giám đốc Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội cũng cho rằng, người nông dân phải chọn đúng phân khúc sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, sau đó tập trung vào chất lượng sản phẩm bởi “chất lượng tạo ra giá trị sản phẩm”. Trong đó bám sát các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất theo hướng GAP, không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm…
Ánh Ngọc – Thiên Tú
Nguồn: ktdt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1251314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72934023