05:59 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lo ngại cho mục tiêu thoát nghèo bền vững

Chủ nhật - 28/10/2012 07:03
Tỉ lệ tái nghèo hiện nay rất cao cho thấy thoát nghèo của Việt Nam chưa thật bền vững Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13 diễn ra trong bối cảnh những khó khăn của nền kinh tế đang tác động sâu sắc tới đời sống nhân dân. Kỳ vọng vào những chính sách an sinh, lo cho dân là nguyện vọng thiết thực của cử tri cả nước lúc này. Bên ngoài giờ họp Quốc hội, bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ với phóng viên ĐĐK về những chính sách cho người nghèo.

Nông nghiệp - nông thôn - nông dân, cần được đầu tư tổng thể để phát triển
Ảnh: Hồng Vĩnh
 
Bà Trương Thị Mai
Ảnh: Hoàng Long
Thưa bà, có thể kỳ vọng gì vào Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (CTMTQG) giai đoạn 2011-2015 với nguồn ngân sách lên đến 27.500 tỷ đồng?
 
Bà Trương Thị Mai: CTMTQG đã được phân bổ rồi, đã nằm trong ngân sách của năm 2012, năm 2013. Trong vài ngày tới QH sẽ thảo luận và tiếp tục triển khai. Không chỉ có thế, cả UBTVQH cũng đã nghe và thảo luận một chương trình kéo dài cho tới 2015. Tôi nghĩ rằng, việc đưa ra một kế hoạch trung hạn như thế này rất thuận lợi. Bởi, chúng ta sẽ có một bước đi dài hơi, đúng mức với CTMTQG.
 
Tuy nhiên, vấn đề quan ngại hiện nay là phê duyệt quá chậm. Từ giai đoạn phê duyệt cho đến lúc triển khai đã mất khoảng hơn nửa năm 2012. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) tại phiên họp của UB TVQH vừa rồi thì mới giải ngân được khoảng 15%. Như vậy, từ đây đến cuối năm để giải ngân được 100% là khó khả thi khi chỉ còn 3- 4 tháng là hết năm. Liệu chúng ta có thể đẩy nhanh tốc độ giải ngân không? Mặt khác, tôi cũng cho rằng, nếu có giải ngân được thì chất lượng của các chương trình sẽ thế nào? Đó thực sự là những vấn đề rất quan tâm trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp của chúng ta.
 
Hiện nay, Chương trình 30a và 135 giai đoạn 3 đã được đưa vào CTMTQG một cách chính thức; thay cho chương trình hỗ trợ có mục tiêu như trước. Như thế, chúng ta sẽ có thể tập trung hơn cho các chính sách giảm nghèo tại những vùng nghèo nhất mà không dàn trải như chúng ta đã từng làm trước đây.
 
Nói về chính sách tập trung cho giảm nghèo, theo bà, chúng ta nên tập trung vào những chính sách nào là chủ yếu. Và, trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển giờ họ tiếp cận khái niệm về đói nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Còn ở ta thì sao, thưa bà?
 
-Ngay từ lúc chuẩn bị cho việc công bố chuẩn nghèo mới, giữa UB Các vấn đề xã hội của QH và cơ quan thuộc Chính phủ đã thống nhất cao, cần thiết chuyển chuẩn nghèo của Việt Nam sang mục tiêu đa chiều. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chúng ta sẽ bước sang một giai đoạn hoàn toàn mới trong xoá đói giảm nghèo. Từ 1993 đến nay, chúng ta đã đạt được kết quả đầy ấn tượng, từ 58% hộ nghèo đã giảm xuống còn khoảng 10% (2012); giúp cho khoảng 28 triệu người thoát nghèo. Chính sách vừa qua tác động trên một phạm vi rộng, phù hợp với đặc điểm của giai đoạn. Đến thời điểm này, chúng ta phải thay đổi chính sách giảm nghèo một cách đa diện hơn. Hiện nay, chính sách chung về giảm nghèo có khoảng 30 chính sách khác nhau do khoảng 8- 9 bộ, ngành điều hành cùng các địa phương. Theo ý kiến của Ủy ban Các vấn đề xã hội, chúng tôi thấy rằng cần phải đưa một số chính sách thành nhiệm vụ thường xuyên. Ví dụ: chính sách trợ giúp pháp lý, giáo dục, y tế… Nếu tập trung chính sách một cách đậm nét hơn, tôi nghĩ, chúng ta cũng có thể đi vào giảm nghèo đa chiều một cách tốt hơn; cũng có nghĩa là mang tới yếu tố bền vững hơn cho cuộc sống của người nghèo.
 
Cũng cần nói thêm, trong nhóm người nghèo hiện nay nên chia thành 2 nhóm. Nhóm có thể thoát nghèo và nhóm nghèo kinh niên. Với nhóm thứ hai, họ sẽ được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Tôi lấy ví dụ thế này, trong một gia đình có 2 người già, mất sức lao động, chắc chắn họ sẽ không thể thoát nghèo hoặc trong gia đình có người khuyết tật và trẻ em rất khó thoát nghèo. Vì vậy, cần tiếp tục phân chia rõ ràng để có chính sách tác động phù hợp. Con số tái nghèo hiện nay rất cao. Mà, tỉ lệ tái nghèo hiện nay rất cao cho thấy thoát nghèo của Việt Nam chưa thật bền vững.
 
Bà vừa nói đến câu chuyện tái nghèo. Thưa bà, tôi thấy, dường như các hộ nghèo hiện đã có điều kiện tiếp cận được với nguồn vốn xã hội. Nhưng với những hộ nghèo đã thoát nghèo, lên đến cận nghèo thì khả năng tái nghèo dường như rất cao; mà chính sách trợ giúp cho họ hình như lại ít ỏi. Bà đánh giá về điều này thế nào?
 
- Đây là một đặc điểm của Việt Nam mà chúng ta cần lưu ý. Thực tế, chúng tôi đã trao đổi rất nhiều về vần đề này với Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan. Đặc điểm của Việt Nam là số người nghèo thoát nghèo khá nhanh với tỉ lệ cao, nhưng cơ bản là bước sang cận nghèo. Do vậy, nếu không còn chính sách nào giúp người cận nghèo thì sẽ khó khăn để họ có thể thoát nghèo bền vững. Từ nghèo, họ nhận được sự trợ giúp của khoảng 30 chính sách khác nhau; thì bước sang cận nghèo chỉ còn vài chính sách. Kết quả là người ta không đủ sức bước tiếp một đoạn đường nữa để thoát nghèo bền vững. Vì vậy, duy trì một số chính sách cho nhóm cận nghèo là cần thiết, cần phải nghiên cứu để có thêm chính sách tác động nhằm hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững trong giai đoạn mới. Nói thật, tôi rất lo ngại mục tiêu thoát nghèo bền vững ở Việt Nam.
 
Đồng bào vùng khó khăn đang có nhiều nguy cơ
tái nghèo hoặc trở nên nghèo khó hơn
 
Vậy, bà đánh giá thế nào về quá trình tiếp thu của Chính phủ trước những kiến nghị, đề xuất của Uỷ ban Các vấn đề xã hội?
 
- Chính phủ đã có những bước thay đổi với những hộ nghèo. Ví dụ cụ thể nhất là Chương trình 30a. Sau mấy chục năm thực hiện chính sách giảm nghèo, cái nghèo hiện nay đang tập trung ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đây là những đối tượng đã đi qua tác động của chính sách giảm nghèo suốt mấy chục năm mà họ vẫn không thoát nghèo được, chứng tỏ việc thoát nghèo rất là khó khăn. Vì vậy, Chương trình 30a tập trung mạnh hơn cho vùng khó khăn nhất, cho đối tượng nghèo nhất. Mặt khác, chính sách giảm nghèo không chỉ nhằm tác động đến từng cá nhân, từng hộ gia đình mà còn phải tác động đến cả một khu vực, một vùng. Chính vì thế mà Chương trình 135 tiếp tục giai đoạn 3 cũng là yếu tố tác động đến địa bàn nhỏ, cộng đồng dân cư nhỏ để hỗ trợ cho các hộ gia đình.
 
Ở đây, cũng cần nói thêm đến chính sách giảm nghèo đa chiều. Không chỉ là chính sách kinh tế mà còn là chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế… Chỉ nói riêng lĩnh vực y tế, nếu không có thẻ bảo hiểm y tế, người nghèo sẽ rơi vào cùng cực của đói nghèo khi chẳng may bị ốm đau, bệnh tật.
 
Nhưng, theo tôi, vấn đề chưa đổi mới mạnh mẽ nhất hiện nay chính là cơ chế liên ngành và một đầu mối chỉ huy đối với chính sách giảm nghèo vì vẫn còn phân tán ở các bộ ngành, địa phương. Chúng ta đang cần cơ chế điều hành thông qua một đầu mối là tổng chỉ huy về chính sách giảm nghèo. Bởi, nói cho cùng, giảm nghèo không phải là câu chuyện riêng của một bộ, một ngành mà là tác động lồng ghép của nhiều chính sách. Từ tín dụng đến khuyến nông- lâm- ngư; từ chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật đến vấn đề nhà ở, nước sạch... Nói tóm lại, cần có một "nhạc trưởng” để những chính sách này lồng ghép lại với nhau, phát huy hiệu quả tích cực trên mỗi hộ nghèo.
 
Thưa bà, chúng ta đang nói chuyện về hiệu quả của các CTMTQG đặc biệt là dành cho người nghèo. Vậy theo bà thì để người nghèo thoát nghèo bền vững cần những gì?
 
- Nếu có câu hỏi yếu tố gì là quan trọng nhất để thoát nghèo bền vững, tôi sẽ nói về lâu dài đó chính là yếu tố giáo dục-đào tạo. Qua thực tiễn giám sát chính sách này cho thấy, nhiều gia đình thoát nghèo bền vững nhờ vào yếu tố đào tạo nghề và việc làm cho lao động trẻ trong gia đình. Hiện nay, có khá nhiều chính sách hỗ trợ cho vấn đề giáo dục, tuy nhiên tôi cho rằng, đối với vùng sâu, vùng xa nếu không có sự quan tâm đúng mức hoặc không có những chính sách cụ thể và phù hợp, họ không thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để giải quyết được chính những vấn đề của họ. Những chính sách hỗ trợ sản xuất hay gì đó cũng chỉ phục vụ trước mắt thôi. Thực ra, để sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn phải xuất phát từ một trình độ kiến thức tốt hơn. Mà nó cần xuất phát từ sự thay đổi của các bạn trẻ trong gia đình của các hộ nghèo. Vì vậy về lâu dài, chúng ta cần quan tâm đến các chính sách phổ cập giáo dục, chính sách đào tạo nghề có chất lượng cho lao động nông thôn.
 
Chính sách giảm nghèo của mỗi quốc gia phải hướng đến trả lời hai câu hỏi: Ngân sách quốc gia sẽ tham gia ở mức độ nào là phù hợp? Và, làm sao cho người nghèo không ỷ lại, tự lực vươn lên từ tác động của chính sách giảm nghèo.
 
Trân trọng cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
 

Từ nghèo, họ nhận được sự trợ giúp của khoảng 30 chính sách khác nhau; thì bước sang cận nghèo chỉ còn vài chính sách. Kết quả là người ta không đủ sức bước tiếp một đoạn đường nữa để thoát nghèo bền vững.

 
Hoàng Mai - Lục Bình (Thực hiện)
Nguồn:danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: quốc hội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327

Máy chủ tìm kiếm : 22

Khách viếng thăm : 305


Hôm nayHôm nay : 42783

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1111267

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60119590