14:24 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lo thiếu nhân lực làm HTX nông nghiệp kiểu mới

Thứ tư - 06/05/2015 21:22
Việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình hợp tác xã (HTX) với nhiều doanh nghiệp đang chứng tỏ rất có hiệu quả. Song theo ghi nhận của NTNN, mô hình này đang gặp khó khăn do thiếu nhân sự, cán bộ điều hành HTX, nhất là khi muốn mở rộng quy mô.
Cán bộ “ba cùng’ của AGPPS và nông dân kiểm tra đồng ruộng ở An Giang. Ảnh: Thuận Hải

Cán bộ “ba cùng’ của AGPPS và nông dân kiểm tra đồng ruộng ở An Giang. Ảnh: Thuận Hải

Sản xuất lớn, lợi nhuận tăng

Ông Trương Văn Bốn (ngụ ấp Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, An Giang) cho biết, gia đình ông có 1,5ha đất trồng lúa. Năm 2010, khi Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) về địa phương xây dựng nhà máy chế biến gạo Vĩnh Bình và kêu gọi nông dân liên kết làm vùng nguyên liệu, gia đình ông đã trở thành một trong những nông dân đầu tiên gắn bó với mô hình cánh đồng lớn của doanh nghiệp này.Theo ông Bốn, trước đây khi chưa vào vùng nguyên liệu, nông dân mua nợ vật tư nông nghiệp tại các đại lý bên ngoài thường phải chịu giá cao hơn so với thông thường. Đến nay, khi tham gia liên kết sản xuất, nông dân không những được mua nợ phân bón, thuốc BVTV, mà còn được giảm giá hơn khi mua với số lượng lớn. “Như một bao phân urê 50kg, chúng tôi được giảm giá khoảng 20.000 đồng. Không chỉ vậy, có mấy cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nên tôi bón phân, phun thuốc đúng hạn, mỗi vụ giảm được từ 1 – 2 cữ thuốc, tiết kiệm phân bón nữa nên chi phí giảm nhiều” - ông Bốn phân tích.

Tháng 10.2014, khi AGPPS tổ chức bán cổ phiếu ưu đãi cho nông dân, ông Bốn gom góp được 45 triệu đồng mua 1.500 cổ phiếu. Đến đầu năm 2015 vừa rồi, ông được chia cổ tức gần 4,5 triệu đồng. Số tiền này còn cao hơn cả mức lãi mà gia đình ông nhận được sau cả tháng trời “một nắng hai sương” ngoài đồng.

“Mấy hôm nay lên xã họp, nghe cán bộ khuyến nông giới thiệu về mô hình HTX kiểu mới ở địa phương, dự kiến sẽ được thành lập trong thời gian tới, chúng tôi rất tò mò. Nếu có HTX nữa, chắc sẽ liên kết được bền vững hơn” - ông Bốn bày tỏ.

Ông Trần Văn Sữa – Chủ nhiệm HTX Hương Trang (xã Bình Hòa Trung, Mộc Hóa, Long An) cũng cho biết, với diện tích canh tác khoảng 250ha, HTX Hương Trang có 200 xã viên với 5 tổ liên kết sản xuất. Những năm qua, nhờ liên kết với doanh nghiệp để sản xuất, tiêu thụ lúa cho nông dân nên mùa vụ luôn ổn định. Hoạt động của HTX cũng đạt nhiều kết quả khi các tổ liên kết đi vào sản xuất nền nếp, năng suất cao. “Chính HTX là cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân, qua đó, giải quyết được quyền lợi vật chất và tinh thần của xã viên”- ông Sữa đánh giá.

Được biết, từ lúc thành lập, HTX Hương Trang đã giúp tạo dựng được uy tín cho nông dân với các tổ chức khác, giúp nông dân dễ dàng hơn trong đàm phán hợp tác kinh doanh, kể cả với những đối tác cung cấp các dịch vụ như vật tư nông nghiệp.

Chỉ lo thiếu cán bộ

Dù đã khẳng định được hiệu quả rõ rệt của mô hình HTX kiểu mới nhưng khi đẩy mạnh xây dựng, vấn đề nguồn nhân lực cho HTX vẫn là mối quan tâm lớn. Ông Huỳnh Thế Năng – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) cho biết, toàn tỉnh An Giang có đến hơn 100 HTX. Tuy nhiên, phần lớn HTX hoạt động không hiệu quả, một phần nguyên nhân là do lực lượng “đầu tàu” không chịu vận động.

Theo ông Năng, để giải quyết vấn đề nguồn cán bộ cho HTX phát triển, tỉnh An Giang từng có chủ trương đào tạo cử nhân kinh tế, kỹ sư nông nghiệp… từ Đại học An Giang ra để ra làm giám đốc HTX. Không chỉ vậy, tỉnh còn cho thêm một quỹ lương thông qua Sở NNPTNT để hỗ trợ cho các giám đốc HTX. Tuy nhiên, những cán bộ này làm ở HTX tới 2-3 năm mà chẳng tạo ra chuyển biến gì mới để có thể thu lợi ích về cho HTX, cho xã viên.

“Cán bộ nhận lương xong thì nghỉ, HTX lại đi về “đường xưa lối cũ”, không phát triển được. Do đó, cán bộ HTX nếu được bao cấp, được trả lương mà không tự tạo ra được lợi nhuận cho HTX, không tự trả lương được cho mình thì sớm muộn gì HTX cũng thất bại” - ông Năng nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Trần Văn Sữa cho rằng, bên cạnh hoạt động sản xuất chính, người “đầu tàu” của HTX phải biết tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho xã viên. Chẳng hạn, sau mùa vụ, nông dân thường có thời gian nhàn rỗi, lúc đó HTX sẽ là đơn vị tổ chức cho bà con nông dân tận dụng rơm rạ, làm nấm rơm, nấm đông cô… Chỉ có HTX mới tổ chức làm lớn được, rồi liên doanh với doanh nghiệp để tiêu thụ.

 Bộ NNPTNT cho biết, số chủ nhiệm HTX có trình độ văn hóa không quá cấp II ở các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm 71% và 89% ở vùng ĐBSCL. Đa số cán bộ quản lý HTX chưa qua tập huấn nghiệp vụ chuyên môn trước khi đảm nhiệm các vị trí quản lý HTX.

Còn theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), trong các ban quản trị HTX, chỉ có 11,3% cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học. Cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên trong ban kiểm soát chỉ chiếm 21,7%. Đối với cán bộ kế toán, thủ quỹ vẫn còn 37,3% có trình độ từ cấp III trở xuống. 

Hồ Hương (ghi)
 
Nâng vai trò của chủ nhiệm hợp tác xã 

Ông Nguyễn Văn Thành – Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Thanh Tân (huyện Kiến Xương, Thái Bình) cho biết: “Hiện hoạt động của HTX Thanh Tân vẫn theo Luật HTX 2003. Cụ thể như ngoài hoạt động dịch vụ thủy nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật và cung ứng vật tư nông nghiệp, trong năm 2014 vừa qua, HTX có đưa thêm dịch vụ môi trường và tín dụng nội bộ vào hoạt động và hiện  vẫn phát huy rất hiệu quả, giúp gắn kết các xã viên trong việc bảo vệ môi trường và giúp nhau xóa đói giảm nghèo”.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Thái Thành (huyện Thái Thụy, Thái Bình) với hơn 4.000 xã viên đang hoạt động khá hiệu quả, đặc biệt là việc liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản cho nông dân. Ông Phạm Hùng Khiêm -  Chủ nhiệm HTX Thái Thành cho biết: Ngoài việc hoạt động các dịch vụ thủy lợi, chuyển giao KHKT, bảo vệ thực vật, HTX vẫn đóng vai trò chính trong việc cung ứng vật tư nông nghiệp gồm phân bón, thuốc trừ sâu… cho bà con trong xã. Các năm gần đây, HTX ký kết hợp đồng với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình và Công ty Xuất khẩu lương thực Thái Đan để giúp tiêu thụ cho nông dân trung bình mỗi năm hàng trăm tấn nông sản (lúa giống, gạo chất lượng cao...).

Đề cập đến nhiệm vụ của cá nhân, ông Khiêm cho biết, hiện tại chức trách của chủ nhiệm HTX Thái Thành cũng giống như ở nhiều địa phương khác trong tỉnh, ngoài việc giữ vai trò lãnh đạo, điều hành các công việc hàng ngày của HTX như về sản xuất, kinh doanh..., Chủ nhiệm còn được quyền ký kết các hợp đồng nhân danh hợp tác xã do Ban quản trị ủy quyền với các công ty, doanh nghiệp để tiêu sản phẩm cho nông dân….

Trần Quang
 
Nguồn: Dân Việt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 134


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1203791

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72886500