09:17 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi vẫn ngập kháng sinh

Thứ tư - 28/02/2018 21:15
Mặc dù việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã được khuyến cáo hạn chế sử dụng và sắp tới đây sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, thế nhưng theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn tràn lan.
Người chăn nuôi vẫn sử dụng kháng sinh rất một cách bừa bãi.

Người chăn nuôi vẫn sử dụng kháng sinh rất một cách bừa bãi.

Nóng chuyện sử dụng

Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), năm 2017 vừa qua, tình trạng người chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên  sử dụng thuốc kháng sinh vẫn diễn ra thường xuyên với tần suất từ 1 - 3 lần/tháng. Bên cạnh đó tình trạng sử dụng hóa chất khử trùng không đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất vẫn rất phổ biến. Không chỉ có kháng sinh, người chăn nuôi còn sử dụng vắc xin cho gia cầm quá liều lượng từ 1,5 - 2 lần so với khuyến cáo. 

Còn theo Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững (Đại học Y tế công cộng), trong năm 2017, thực hiện một cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu kiến thức, hành vi sử dụng kháng sinh, kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở các hộ chăn nuôi nuôi heo, hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi thủy sản tại một số địa phương, cho thấy, người chăn nuôi rất thiếu thông tin, kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh. Theo đó, khoảng 50% số hộ cho biết, họ sử dụng kháng sinh từ lời khuyên cán bộ, bác sĩ thú y, người bán thuốc thú y, số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm chăn nuôi, thói quen khi chăn nuôi.

Việc sử dụng theo thói quen của các hộ chăn nuôi được cho là quá lạm dụng vào kháng sinh. Ngay cả đối với những con vật nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản không bị mắc bệnh, người nông dân vẫn sử dụng kháng sinh cho con vật với mục đích để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, đây là một thực tế rất đáng báo động đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nhiều năm nay, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn được nhà nước cho phép nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, điều này lại đang trở thành nguyên nhân làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc. Đáng quan ngại là tình trạng bán thuốc kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi. 

Hậu quả khôn lường

Theo các nhà khoa học, việc sử dụng kháng sinh một cách tràn lan, tùy tiện, không theo khuyến cáo của các bác sĩ thú y… sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Cụ thể, sử dụng thuốc kháng sinh một cách tràn lan trên vật nuôi gây nguy cơ tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt, khi người tiêu dùng sử dụng thịt tồn dư kháng sinh, chất này đi vào cơ thể người sẽ gây ra nguy cơ kháng kháng sinh, sử dụng nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận cùng nhiều những ảnh hưởng bất lợi khác cho cơ thể con người. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất của việc lạm dụng kháng sinh chính là sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cơ thể trở nên nhờn các loại vi khuẩn gây bệnh,  nhờn thuốc.

Nói về những bất cập khi sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi trong chăn nuôi, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, thuốc kháng sinh thường sử dụng để chữa bệnh cho gia súc, gia cầm và vật nuôi song phải  theo một quy trình chữa bệnh, không thể sử dụng một cách tùy tiện. Kháng sinh khi vào cơ thể của con vật phải cần có một khoảng thời gian để lượng kháng sinh tiêu hết mới có thể giết mổ để tiêu thụ trên thị trường. 

Tuy nhiên thực tế tình trạng bà con nông dân cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian rất ngắn đã bán ra thị trường là rất nguy hiểm vì lượng thuốc chưa kịp tiêu hết. Và nếu người sử dụng ăn phải thịt gia súc gia cầm này trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Điều này là hết sức nguy hiểm vì khi con người kháng thuốc kháng sinh thì sẽ rất khó khỏi bệnh kể cả khi mắc bệnh nhẹ.

Như vậy, rõ ràng việc sử dụng kháng sinh tràn lan sẽ gây ra những nguy hại lớn cho sức khỏe cộng đồng. Bởi vậy, giới chuyên gia khuyến cáo, nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay, bên cạnh đó, rất cần nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi để giúp họ hiểu hết những bất cập, nguy hại khi sử dụng thuốc kháng sinh một cách tràn lan, không theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam sẽ chỉ cho phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi hết năm 2017 và từ năm 2018 sẽ cấm sử dụng, chỉ cho phép sử dụng kháng sinh trong phòng và chữa bệnh. Theo lộ trình, từ năm 2020 trở đi, sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh, kể cả trong chữa bệnh và trong thức ăn chăn nuôi.

Theo Minh Phương/daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 450

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 449


Hôm nayHôm nay : 74789

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1046957

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71274272