14:33 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mèo Vạc phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Thứ ba - 10/12/2019 06:43
- Cứ vào dịp cuối năm khi những cây ngô cuối cùng đã cho thu hoạch, tiết trời se lạnh thì cũng là lúc nghề nuôi ong trên địa bàn các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung, huyện Mèo Vạc nói riêng bắt đầu vào vụ mới. Mật ong Bạc Hà Mèo Vạc hiện nay là sản phẩm OCOP của huyện được nhiều người biết đến.

​ 

Vụ ong năm 2019 HTX DVNN Tả Lủng nuôi trên 1.350 đàn ong lấy mật.

Trong năm 2019, toàn huyện Mèo Vạc có 17.000 đàn ong; tổng diện tích cây Bạc Hà đã được quy hoạch trên 2.900 ha, phân bố ở 14/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Năng suất mật phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời tiết theo từng năm; thời tiết thuận lợi thì năng suất mật trung bình đạt 20 lít/đàn/năm và thấp nhất bình quân đạt 4,5 lít/ đàn/ năm. Giá bán mật thô giao động từ 400 – 500 ngàn đồng/lít, giá trị sản lượng mật ong Bạc Hà toàn huyện ước đạt 26 tỷ đồng. Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng của huyện, các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền cho người dân về các chính sách ưu đãi của tỉnh, huyện. Qua đó đã giúp một số gia đình mạnh dạn vay vốn mở rộng quy mô chăn nuôi ong. Đặc biệt, việc áp dụng quản lý phát triển đàn ong của địa phương thông qua chứng nhận chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc Hà Mèo Vạc đã tạo động lực khuyến khích phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn.

Với mong muốn bảo vệ và phát huy giá trị của Chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc Hà Mèo Vạc – Hà Giang. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Tả Lủng xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc đã tham gia chuỗi sản xuất, chế biến các sản phẩm từ mật ong Bạc Hà, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững cho người nông dân trên địa bàn. Ông Hoàng A Páo, Chủ tịch HĐQT HTX DVNN Tả Lủng cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng và giữ vững thương hiệu, HTX đã mở rộng số lượng và quy mô nuôi ong trên địa bàn các xã có nhiều hoa Bạc Hà như: Tả Lủng, Sủng Trà, Sủng Máng, Lũng Pù… cử người xuống hướng dẫn các hộ gia đình kỹ thuật nuôi và thu mua mật ong thành phẩm, tạo đầu ra ổn định cho các hộ nuôi ong. Hiện HTX có trên 1.350 đàn ong, cùng với thu mua lượng mật ong thành phẩm, mỗi vụ ong HTX sản xuất và tiêu thụ từ 7 đến 10 nghìn lít mật ong, với giá bán từ 500 ngìn đồng/lít, doanh thu đạt khoảng 4 tỷ đồng.

Ngoài việc khuyến khích tăng đàn, huyện còn tổ chức cho cán bộ khuyến nông tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi ong cho người dân, giúp người dân có thêm kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi ong đạt hiệu quả, thấy được lợi ích từ việc nuôi ong, người dân rất đồng tình hưởng ứng, đàn ong mật của huyện tăng nhanh về số lượng và chất lượng, cùng với đó huyện cũng có những cơ chế khuyến khích phát triển đàn ong địa phương, nghiêm cấm đưa các loại ong ngoại vào nuôi đảm bảo nguyên chất sản lượng mất ong địa phương.

Cây hoa Bạc Hà phát triển tốt hứa hẹn một mùa ong bội thu.

Phát huy lợi thế về vùng nguyên liệu hoa Bạc Hà dồi dào, huyện Mèo Vạc đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình chăn nuôi ong trên địa bàn liên kết trong chăn nuôi, sản xuất, đầu tư phát triển mở rộng quy mô chăn nuôi bảo đảm đưa tổng đàn ong lên trên 20.000 đàn vào năm 2020, qua đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở huyện vùng cao núi đá của Hà Giang.

Theo  Minh Chuyên/Hagiang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 62

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1145006

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71372321