Rau diếp cá vừa được coi là "thần dược" với công dụng chữa nhiều loại bệnh, vừa là loại rau gia vị thơm ngon trong bữa ăn, vậy còn chần chừ gì nữa mà bạn lại không trồng ngay diếp cá trong khu vườn nhà mình.
Rau diếp cá hay còn gọi là dấp cá, thường được dùng kết hợp trong một số món ăn, làm thuốc chữa bệnh và cả trong việc làm đẹp. Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Rau diếp cá có rất nhiều công dụng mà cách sử dụng lại khá đơn giản.
Rau diếp cá mọc quanh năm, lá rau diếp cá hình trái tim có mùi tanh như mùi cá, rễ mọc ngầm dưới đất, thân màu lục hoặc tím đỏ, quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.
Để trồng loại "thần dược" này, theo chị Vân Anh gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị cây giống rau diếp cá và đất trồng rau, tiến hành trồng diếp cá, chăm sóc và cuối cùng là thu hoạch.
1. Chuẩn bị giống và những dụng cụ cần thiết:
Về giống: Do rau diếp cá có thân ngầm dưới đất và rễ mọc từ các đốt thân nên có thể nhân giống bằng cách giâm cành hay tách chiết lấy gốc những cây con.
Về đất trồng: Kinh nghiệm trồng rau 3 năm xanh tốt của bà mẹ 9x một con này cho biết, "diếp cá có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa. Nó thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất có nhiều bùn. Đất trồng diếp cá phải được cày bừa kỹ, đất nhuyễn, làm sạch cỏ", chị Vân Anh thông tin.
"Ngoài ra bạn cũng có thể mua đất đã được trộn sẵn với xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá,..." chị Vân Anh cho biết.
Nói về dụng cụ trồng, chị Van Anh cũng khuyên nên chọn chậu nhựa (thùng xốp) có đường kính chậu từ 20-30 cm và chiều cao 20-25 cm hoặc có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà để trồng rau diếp cá.
Lưu ý: Những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước.
Bước 2: Tiến hành trồng rau diếp cá
Giâm cành: lấy 1 đoạn thân, cành khoảng 3-4 cm, găm vào đất khoảng 2-3 cm, đem vào nơi thoáng mát, tưới nước đủ ấm, ngày tưới 2 lần (sáng và chiều). Thời điểm giâm cành nên vào lúc chiều mát. Khoảng cách trồng là 30-40 cm, trồng từng hốc hoặc theo hàng.
Sau 7-10 ngày cây sẽ ra rễ, nảy chồi và bắt đầu phát triển bình thường.
Bước 3: Chăm sóc
– Tưới nước
Rau diếp cá thích hợp nơi ẩm ướt và chịu bóng, vì thế trồng rau diếp cá tại nhà cần lưu ý vị trí để chậu rau sau khi trồng, môi trường đô thị rất nóng so với vùng quê nên chậu hay bị thiếu nước dẫn đến rau bị còi cọc chậm lớn, vì thế cần che lưới 70 % ánh sáng hay tạo bóng mát và tưới nước ngày 2 lần đảm bảo ẩm độ đầy đủ cho chậu.
– Bón phân
Theo chị Vân Anh thì đây là một trong những công đoạn tưởng chừng như không quan trọng nhưng nó quan trọng vô cùng. Cụ thể, khi mới trồng rau vào chậu thì lá rau diếp cá thường bị nhạt màu lá do thiếu phân, sau khi trồng 10-15 ngày có thể pha phân với liều lượng nhỏ. Định kỳ một tháng tưới cho rau 2 lần.
Khi thu hoạch,bạn nên dùng dao hay kéo sạch, cắt hết thân rau diếp cá chừa gốc cách mặt chậu 1-2 cm, sau đó bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân vào mặt chậu. Khi thấy chậu rau đã mọc dầy đặc có thể tách ra trồng thêm các chậu khác.
Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn cách trồng rau diếp cá tại nhà thì sau 4-6 tháng là có thể thu hoạch thoải mái mà không cần mua ngoài chợ.
Lưu ý: khi thời tiết mưa nắng bất thường làm cho rau diếp cá bị vàng lá, chỉ cần dùng kéo cắt bỏ những lá hư rồi bón thêm ít phân trùn quế là rau sẽ tươi tốt lại ngay.
Bước 4: Thu hoạch
Sau trồng 30-45 ngày là có thể thu hoạch. Bạn có thể hái rau ăn thường xuyên và tiếp tục chăm sóc để có chậu rau diếp cá xanh tốt.
Rau diếp cá có vị chua, cay, mùi tanh, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn.
Điểm lưu ý chị Vân Anh muốn nhắn nhủ tới các nông dân phố đam mê trồng diếp cá :"Thời tiết mưa nắng bất thường có thể làm cho rau diếp cá bị vàng lá, chỉ cần dùng kéo cắt bỏ những lá hư rồi bón thêm ít phân bón ế là rau sẽ tươi tốt lại ngay".
Thật kì diệu khi có những loại rau chỉ cần trồng một lần và chúng cứ thế phát triển, sản sinh ra nhánh mới giúp gia đình bạn ăn thoải mái chẳng bao giờ hết, và diếp cá là một trong số đó.
Theo: S.E.N/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn