10:49 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình Cánh đồng mẫu lớn: “Đích đến” hiệu quả vẫn là khâu tiêu thụ

Thứ năm - 19/07/2012 23:24
Muốn mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML), tiến tới sản xuất hàng hóa, tăng lợi nhuận cho người nông dân, cần xây dựng mối liên kết bền chặt giữa “4 nhà” (Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp).
 


 

Trong đó cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nông dân, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm nông sản. Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị “Cánh đồng mẫu lớn” do Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến nay mô hình CĐML đã triển khai được hai vụ với tổng diện tích 27.527 ha. Trong đó một số tỉnh có quy mô lớn như An Giang là 9.357 ha, Đồng Tháp 5.200 ha, Tây Ninh trên 2.000 ha... Các tỉnh miền Bắc có trên 7.000 ha tại 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
Sở dĩ có sự hưởng ứng như vậy là do hiệu quả của phương thức sản xuất CĐML. Không chỉ là sản xuất bền vững, gắn với thị trường, mô hình CĐML cũng góp phần khắc phục khó khăn trong sản xuất nông sản nói chung là tiêu thụ và khắc phục được sự chênh lệch giữa các hộ nông dân. Bên cạnh đó các loại vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng được đảm bảo đồng bộ và chất lượng hơn.
“Trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình CĐML, các bên tham gia đều thụ hưởng các lợi ích một cách cao nhất, trong đó nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, từ giống, làm đất, chăm sóc, quản lý nước đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ. Do vậy các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận...”, ông Phạm Đồng Quảng, Cục phó Cục Trồng trọt khẳng định. Theo tính toán của Cục Trồng trọt, lợi nhuận thu được từ mô hình CĐML hiện cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 – 7,5 triệu đồng/ha do áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật làm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Nước ta đang có lợi thế về sản suất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa, hàng năm xuất khẩu khoảng 6 – 7 triệu tấn gạo, trị giá ước đạt trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên,việc triển khai mô hình CĐML hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, nhất là sự tham gia của các doanh nghiệp tiêu thụ còn ít ỏi.
Hiện cả nước mới chỉ có một vài doanh nghiệp thu mua lúa trong mô hình CĐMLnhưng với quy mô nhỏ từ vài trăm đến vài nghìn hecta. Do đó, Cục Trồng trọt kiến nghị, Chính phủ cần ban hành văn bản bắt buộc doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải xây dựng ít nhất một vùng nguyên liệu đảm bảo đủ lúa cung ứng cho từ 30 – 50%lượng gạo xuất khẩu trong năm theo hợp đồng. Liên quan đến đề nghị này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh: “Chỉ khi doanh nghiệp bám sát đồng ruộng, tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ và cam kết thu mua hết nông sản cho nông dân, giữ nguyên giá hợp đồng khi giá thấp hơn cũng như hỗ trợ nông dân một số chi phí khi bị thiên tai dịch bệnh thì mới là “đích đến” hiệu quả của mô hình CĐML”.
Theo TS Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, hiện nay mối liên kết trong chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản của nước ta còn lỏng lẻo, nông dân bị ép giá, nhất là từ thương nhân nước ngoài. Do đó, muốn mở rộng mô hình CĐML, phải có sự liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa “4 nhà”, trong đó chú trọng tới vai trò của các doanh nghiệp chế biến, thu mua, phân phối, xuất khẩu... Các doanh nghiệp cần chung tay hỗ trợ nông dân từ sản xuất tới bảo quản, tiêu thụ để đạt lợi nhuận cao nhất.
Việc xây dựng CĐML là xu thế tất yếu để mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh cho nông sản trên thị trường. Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ cho rằng, cần xây dựng hợp đồng có thỏa thuận về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các địa phương dồn điền đổi thửa, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lớn. Đồng thời, có chương trình xây dựng các thương hiệu sản phẩm quốc gia gắn với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm VietGAP, GlobalGAP…/.
Nguyễn Tiến Dũng
Theo Báo Kinh tế Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 46747

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 272782

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68920398