Một gia đình chế biến bánh tẻ. |
"Bình quân, cả thôn mỗi ngày chế biến gần 2.000kg gạo tẻ, tương ứng sản xuất được 75.000 - 85.000 chiếc bánh, doanh thu trên 200 triệu đồng", anh Thạch nói.
Gia đình bà Lê Thị Hiên (ở thôn Bến) mỗi ngày chế biến và tiêu thụ trên 2.000 chiếc bánh các loại, doanh thu 5.500.000 đồng, ước lãi công lao động 3.000.000 đồng/ngày, đồng thời giúp thêm 2 lao động ở địa phương có việc làm và thu nhập thường xuyên 5.500.000-6.500.000 đồng/người/tháng, tùy theo tay nghề.
“Vào mùa vụ chế biến cao điểm (tháng 9 đến tháng 4 năm sau), lượng bánh làm ra phải gấp 2-3 lần so với thường ngày. Lợi nhuận thu được cũng gia tăng tương ứng” – bà Hiên bật mí.
Hộ chế biến bánh tẻ Chử Thị Mừng (cùng thôn Bến) mỗi ngày chỉ sản xuất và tiêu thụ được 800-1.000 chiếc bánh, nhưng vẫn lãi công lao động được 600.000 - 700.000 đồng/người/ngày.
Sản phẩm làm ra ở thôn Bến rất đa dạng, ngoài bánh chín cho người mua về chỉ việc ăn, còn có bánh sống bán cho du khách mang đi xa, sau tự luộc chín theo hướng dẫn trên bao gói. Bên cạnh làm bánh mặn là chủ yếu, có bánh nhạt dành cho người ăn chay, đồng thời còn làm bánh theo các yêu cầu đơn giá khác nhau.
Đặc biệt các loại bánh đều luôn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phương thức bán hàng của các hộ chuyên nghề cũng rất linh hoạt, vừa giao buôn, giao lẻ bánh tại nhà, vừa có thể ship/bán hàng qua điện thoại. Nhờ vậy, các loại bánh ở đây ngày càng cuốn hút khách tiêu dùng.
Để có thể giữ được uy tín của làng nghề, các hộ đều phải kén nguyên liệu làm bánh rất khắt khe như, mua gạo tẻ thơm hoặc tám xoan, chọn thịt lợn mông sấn còn tươi nguyên, mộc nhĩ, hành khô, nấm hương, đỗ xanh, đậu lạc cũng phải đảm bảo không ẩm mốc, người tham gia chế biến bánh phải đi găng tay và sử dụng các đồ dùng bằng inox.
Sản phẩm bánh tẻ thôn Bến. |
Thực tế sản xuất bánh tẻ ở thôn Bến cho thấy: 1kg gạo Bắc thơm chỉ được giá 14.000 đồng, sau chế biến thành bánh tẻ, giá trị 1kg gạo nói trên, đã tăng lên khoảng 70.000 đồng, chẳng những giúp giải quyết việc làm và thu nhập cao cho nhiều nông hộ, mà còn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho các ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Ông Lưu Tuấn Kiệt (xã Phụng Công) cho hay: Nghề làm bánh tẻ đã có ở thôn Bến từ xa xưa, nhưng sản xuất chủ yếu theo hướng tự túc, tự cấp để ăn, cho, biếu, tặng hoặc trao đổi lấy các loại nông sản khác trong nội bộ cư dân làng xóm. Hiện bánh tẻ đã thành hàng món hóa có giá trị. Nhờ vậy làng nghề chế biến bánh tẻ thôn Bến được khởi sắc. Đáng chú ý, bánh tẻ thôn Bến thường gọi là bánh răng bừa, vì bánh có dáng tựa răng bừa, nhưng không cứng như răng bừa, ngược lại rất mềm mại và hấp dẫn.
“Nghề sản xuất bánh tẻ được khôi phục phát triển, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thôn còn 0,28%, các lao động trong độ tuổi đều có việc làm và thu nhập 20-30 triệu đồng/tháng”, anh Nguyễn Văn Thạch. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn