Thôn Minh Hồng có nghề làm miến dong truyền thống nổi tiếng và lâu đời. Toàn thôn có 193/289 hộ làm miến dong riềng với 162 máy chế biến tinh bột. Những hộ còn lại dù không sản xuất miến dong nhưng đều trồng cây dong riềng. Hoạt động sản xuất miến nơi đây luôn diễn ra sôi động quanh năm. Khắp trong nhà, ngoài sân những phên miến được phơi thành những hàng dài...
Ông Nguyễn Văn Duẫn (giữa) – Trưởng thôn, Chủ nhiệm HTX miến dong Minh Hồng giới thiệu sản phẩm miến dong với khách hàng. Ảnh: Đức Thịnh
Đến nay, miến dong Minh Hồng được bao gói cẩn thận ghi rõ họ tên, địa chỉ số điện thoại hộ sản xuất… chuyển đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Dịp Tết Nguyên đán nhu cầu thị trường cao nên nhiều gia đình không có miến để bán. Từ nghề làm miến dong, nhiều hộ có doanh thu hàng năm khoảng 250 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng”. Ông Nguyễn Văn Duẫn |
Ông Nguyễn Văn Duẫn – Trưởng thôn, Chủ nhiệm HTX miến dong Minh Hồng cho biết, chính thổ nhưỡng vùng đất ven núi Tản, sông Đà đã làm nên sự khác biệt của miến dong nơi đây này. Khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này ngày càng phát triển bởi nguồn thu nhập từ miến dong mang lại có thể cao gấp 15-20 lần thu nhập làm nông nghiệp. Đến nay, diện tích cây dong riềng của Minh Hồng là 180ha.
“Ưu điểm của dong riềng là dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, càng nắng hanh thì củ càng cho bột trắng và thơm hơn. Đặc biệt sản phẩm miến dong bây giờ được coi là đặc sản, cũng là sản phẩm ngon, sạch, đảm bảo chất lượng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn” - ông Duẫn bộc bạch.
Là người đứng đầu HTX miến dong Minh Hồng, nhiều năm nay ông Duẫn luôn trăn trở tìm cách nâng cao năng suất, chất lượng củ dong riềng để làm ra những sợi miến dong thành phẩm ngon nhất. Ông tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác dong riềng hiệu quả, từ đó nhận thức được vai trò quan trọng của việc bón phân cho cây.
Ông Duẫn bộc bạch: “Cây dong riềng được bà con trong thôn trồng quanh năm, nhưng vụ chính là từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch và thu hoạch nhiều nhất từ tháng 9 âm lịch đến tháng Giêng năm sau. Để dong riềng cứng cây, ít đổ, cho củ nạc, to đồng đều, tôi thường tin dùng phân Lâm Thao để bón lót và bón thúc cho cây”.
Theo ông Duẫn, đối với từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà người trồng sẽ sử dụng loại phân Lâm Thao để bón cho hiệu quả. “Đối với bón lót, tôi và các hộ trong HTX sẽ dùng phân Lâm Thao NPK-S 5.10.3-8 và bón thúc thì dùng phân NPK-S 12.5.10-14 để bón thúc cho cây. Ngoài ra, người trồng cùng phải hiểu đất để bón liều lượng phân bón cho phù hợp, đất xấu thì phải bón nhiều phân bón hơn so với bình thường” - ông Duẫn nhấn mạnh.
Củ dong riềng mới được thu hoạch. Ảnh tư liệu
Ông Duẫn phấn khởi cho biết, vào mùa thu hoạch dong riềng, cả thôn luôn tất bật. Các nhà có nương trên núi phải huy động mọi phương tiện để chở củ dong riềng về xưởng sơ chế, rồi chế biến tinh bột. Hiện nay, người làm miến dong Minh Hồng đã đầu tư máy móc hỗ trợ sản xuất nên lượng miến cũng tăng lên, trung bình mỗi năm một hộ sản xuất được 50 tấn miến.
Vươn lên tầm thương hiệu
Ông Phạm Tiểu Long – Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết: Để giúp cho làng nghề thêm phát triển, những năm qua Đảng ủy, UBND xã Minh Quang đã ban hành nghị quyết về phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu miến dong Minh Hồng.
Theo đó, xã tiếp tục xác định dong riềng là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Xã cũng đặt ra mục tiêu diện tích quay vòng hàng năm đối với cây dong riềng giữ mức ổn định là 180ha. Cùng với việc quảng bá sản phẩm, địa phương chỉ đạo tập trung nâng cao chất lượng, ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình chế biến.
Được bón phân và chăm sóc đúng cách, cây dong riềng mang về cho ND thôn Minh Hồng nhiều vụ bội thu. Ảnh: Tư liệu
Đáng nói, từ năm 2014, Phòng Kinh tế huyện và thôn Minh Hồng, xã Minh Quang đã xây dựng nhãn hiệu tập thể “Miến dong Minh Hồng”. Sau quá trình xây dựng, đến tháng 10.2016, sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể “Miến dong Minh Hồng” được xác lập, tổ chức quản lý, khai thác đã góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy sản xuất, duy trì và phát triển làng nghề.
Theo các hộ làm miến ở Minh Hồng, để làm được miến ngon, đảm bảo chất lượng nhất thiết củ dong riềng phải tươi ngon. Củ dong riềng sau khi thu hoạch về được sơ chế, rửa nước sạch sẽ và đem đi xay bột ngay. Bột dong phải lọc thật sạch. Khi đánh bột phải pha theo tỷ lệ chính xác để lúc tráng phải chín đều, sợi miến trong, dai, không gãy. 100% tinh bột sử dụng làm miến là do người dân tự xay. Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, các hộ làm miến Minh Hồng đều cam kết không sử dụng hàn the, thuốc tẩy hay các chất phụ gia độc hại.
“Đến nay, miến dong Minh Hồng được bao gói cẩn thận ghi rõ họ tên, địa chỉ số điện thoại hộ sản xuất… chuyển đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhiều nhất là quận Tân Bình, TPHCM, Hạ Long – Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ, Hòa Bình… với giá bán buôn 50.000 đồng/kg. Dịp Tết Nguyên đán nhu cầu thị trường cao nên nhiều gia đình không có miến để bán. Từ nghề làm miến dong, nhiều hộ có doanh thu hàng năm khoảng 250 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng” - ông Nguyễn Văn Duẫn thông tin.
Cung ứng 300 tấn NPK trả chậm mỗi năm Còn ông Bùi Văn Thơm – Chủ tịch Hội ND xã Minh Quang cho biết: Để hỗ trợ người trồng dong riềng yên tâm sản xuất, mỗi năm Hội ND xã đều phối hợp đứng ra cung ứng gần 300 tấn phân bón NPK của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao theo hình thức trả chậm cho hội viên, ND. “Ngoài việc giải tỏa nỗi lo phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang trôi nổi trên thị trường và khắc phục chuyện thiếu vốn đầu tư phân bón của người ND mỗi mùa vụ sản xuất thì chương trình này còn có tác dụng “kích cầu” các phong trào, hoạt động của Hội ND xã” - ông Thơm cho hay. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn