18:47 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Mua tận gốc, bán tận ngọn", nuôi dê, cừu chi phí thấp, thu lãi cao

Thứ năm - 06/09/2018 04:39
Các chuyên gia, cán bộ khuyến nông và nông dân đã đưa ra nhiều giải pháp hay khi tham dự Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi dê, cừu bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Ninh Thuận tổ chức mới đây.

Nâng chất lượng đàn dê

Bà Nguyễn Phan Hồng Phương (Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang) chia sẻ, cùng với chuyển giao, nhân rộng mô hình chăn nuôi công nghệ cao, thì việc tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết sản xuất tiêu thụ giữa các hộ chăn nuôi (thông qua mô hình HTX, THT) với các doanh nghiệp có tiềm năng là hết sức cần thiết.

Bởi “mua tận gốc, bán tận ngọn” do doanh nghiệp cung ứng đầu vào cũng như bao tiêu sản phẩm đầu ra sẽ góp phần cắt giảm các chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

 'mua tan goc, ban tan ngon', nuoi de, cuu chi phi thap, thu lai cao hinh anh 1

Nhiều giải pháp để phát triển nghề chăn nuôi dê, cừu được đưa ra tại diễn đàn. Ảnh: C.T

Bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề nghị Cục Chăn nuôi cần đề xuất nhập một số giống dê, cừu cao sản, tăng cường công tác quản lý con giống, đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ cho người chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó tiếp tục thông tin tuyên truyền các mô hình chăn nuôi có hiệu quả để người dân nắm bắt một cách kịp thời.

Theo bà Phương, con dê rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Tiền Giang nói chung và khu vực Gò Công nói riêng. Đây là giống vật nuôi có tính thích nghi và chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt. Ưu điểm của chúng là dễ nuôi, ít tốn chi phí đầu tư chuồng trại, có thể tận dụng nguồn thức ăn xanh có sẵn ở địa phương.

Chỉ trong năm 2017, đàn dê tại Tiền Giang tăng thêm gần 47.000 con, nâng tổng đàn lên trên 130.000 con, cao hơn so với tổng đàn trâu, bò và trở thành vật nuôi tăng thu nhập của nhiều nông hộ, nhất là ở các huyện phía đông như: Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông…

Để phát triển chăn nuôi gia súc bền vững, thạc sĩ Lưu Văn Phúc - Trưởng phòng Chăn nuôi (Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh) cho hay, giai đoạn năm 2015-2016, trung tâm đã triển khai thực hiện việc chương trình “Cải tạo đàn dê bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo” với quy mô 100 con dê cái được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Thông qua mô hình này đã góp phần nâng cao chất lượng đàn dê tại địa phương. Người dân có kinh nghiệm hơn trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa mới, sử dụng giống mới, chủ động phát triển trong chăn nuôi.

Cụ thể, theo ông Phúc, sau khi đưa vào áp dụng phương pháp này, trọng lượng dê lai sơ sinh đạt trọng lượng từ 3 - 3,5kg, tăng 0,5kg so với dê nuôi truyền thống của địa phương. Ngoài ra, tốc độ sinh trưởng nhanh, giá bán cao hơn so với dê địa phương. Trọng lượng dê 6 tháng tuổi đạt từ 14-18kg/con, 9 tháng tuổi đạt 22 - 25kg/con và 12 tháng tuổi đạt từ 25 - 30kg/con.

Hỗ trợ kỹ thuật nuôi và thông tin thị trường

Nông dân Nguyễn Thành Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) cho biết thêm, giống cừu đã thích nghi với môi trường sống của địa phương, con vật cần cù đi kiếm ăn, thịt có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon và được nhiều người ưa thích. Đặc điểm cừu sống theo bày đàn dễ quản lý, chăm sóc rất thuận lợi, thích nghi mọi địa hình từ đồng bằng đến vùng đồi núi, việc chăn thả cũng rất đơn giản.

Thức ăn cho cừu rất đa dạng, phong phú; chúng ăn được nhiều loại cỏ, lá cây và các phụ phẩm trong nông nghiệp, có thể tận dụng nguồn thức ăn dư thừa của bò, dê trong chuồng. Trung bình cừu cái đẻ 1,55 đợt/năm, mỗi đợt đẻ từ 1 - 2 con, thậm chí 3 con. Cừu cái mang thai lại rất khỏe, nuôi con giỏi, do đó tỷ lệ hao hụt cừu con rất thấp.

Thời gian sinh trưởng của cừu rất nhanh, trọng lượng con sơ sinh khoảng 2,2 – 2,3kg, giai đoạn một tháng tuổi trọng lượng trung bình 6 - 7kg, giai đoạn 3 tháng tuổi khoảng 13 -14kg. Chỉ sau 7 - 9 tháng nuôi có thể bắt đầu cho phối giống, còn nuôi thương phẩm thì chỉ từ 6 - 7 tháng đạt trọng lượng khoảng 20kg là có thể xuất bán, hoặc có thể bán giống khi cừu đạt trọng lượng dưới 15kg.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là nông dân còn chăn nuôi cừu mang tính tự phát, theo phương thức quảng canh, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi còn hạn chế, diện tích đồng cỏ tự nhiên ngày càng bị thu hẹp không đáp ứng cho gia súc, việc dự trữ thức ăn chưa được quan tâm…

Giải pháp thời gian tới được ông Công kiến nghị là cần tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ tài liệu hướng dẫn chăn nuôi cừu, kỹ thuật trồng cỏ và chế biến bảo quản thức ăn. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ thông tin thị trường, xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi cừu, cải tạo chất lượng đàn cừu, luân chuyển con đực giống tránh đồng huyết...

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 352


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1342265

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74389236