08:58 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao hiệu quả dạy nghề nông nghiệp

Thứ ba - 13/08/2013 00:04
Sau 3 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã mở được hàng trăm lớp dạy nghề cho hàng triệu nông dân, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu...

Từ thực tế đó, Trung tâm KNQG đã phối hợp Sở NN-PTNT Quảng Nam tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT” khu vực duyên hải Nam Trung bộ do TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG gia chủ trì.

Dạy nghề đã đi đúng hướng

Phát biểu tại hội nghị, TS Phan Huy Thông cho biết: Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm KNQG đã triển khai mô hình đào tạo nghề nông nghiệp do hệ thống khuyến nông tổ chức. Đến nay cơ bản đã đi đúng hướng và có những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Theo TS Thông, trong 3 năm (2010-2013) hệ thống khuyến nông đã dạy nghề cho 1.042.059 người, trong đó 800.530 người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng cho hiệu quả năng suất, thu nhập cao hơn. Trong đó, 55.288 người thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập thoát nghèo; 88.222 người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của các hộ dân trong vùng. Khuyến nông cũng đã đào tạo bồi dưỡng nghề cho 203.593 lượt cán bộ, công chức xã.

Ngoài ra, năm 2010, Bộ NN-PTNT cũng đã giao Trung tâm KNQG xây dựng tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT của 11 xã điểm xây dựng NTM. Trung tâm KQGG đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành tổ chức đào tạo 33 lớp chuyên ngành trồng trọt; cơ khí nông nghiệp; thủy sản; chăn nuôi, với tổng số 975 LĐNT của 11 xã điểm xây dựng NTM.

TS Thông nhấn mạnh: “Thời gian qua, chính quyền địa phương và người dân rất phấn khởi qua các lớp đào tạo nghề LĐNT. Người nông dân được rèn luyện kỹ năng nghề, kỹ thuật; đa số học viên được thực hành tại chỗ 70 - 90%, với phương châm “cầm tay, chỉ việc”; học viên được tiếp cận và làm theo những mô hình. Giáo viên dạy nghề nông nghiệp là người có kinh nghiệm SX và có khả năng thực hành miệng nói, tay làm”.


Sau những lớp học trên cùng một thửa ruộng kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn

Ông Võ Thanh Anh, Chủ tịch UBND xã Tam Phước (Phú Ninh, Quảng Nam) chia sẻ: “Trong thời gian qua, xã Tam Phước được Trung tâm KN-KN Quảng Nam mở các lớp dạy nghề nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, trồng rau an toàn và nuôi cá nước ngọt, tạo cho người dân biết cách thâm canh cây trồng, chuẩn bị ao hồ, chuồng trại theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh… Hiện ở địa phương 100% học viên đều có việc làm, áp dụng vào SX và có thu nhập ổn định”.

Ông Hồ Đình Đồng ở thôn Phú Tân, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, Quảng Nam học nghề nuôi tôm nước lợ. Hiện gia đình ông có diện tích 6 ha nuôi tôm sú, thẻ chân trắng. Ông Đồng cho biết: Ban đầu nuôi tôm môi trường chưa ô nhiễm, không có dịch bệnh nhưng về sau tôm phát sinh dịch bệnh, không biết cách xử lý nên kết quả nuôi thường thua lỗ. Năm 2012, ông tham gia lớp học nuôi tôm nước lợ do Trung tâm KN-KN Quảng Nam tổ chức .

“Khóa học 3 tháng kết thúc, tôi nắm được kiến thức phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra còn sử dụng nhiều phương pháp trong ao nuôi như nuôi xen, nuôi ghép đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ lớp học nghề, bà con xã Tam Xuân I đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp ao nuôi, đầu tư chuyển đổi nuôi đối tượng mới”, ông Đồng nói.

Còn nhiều vướng mắc

Ông Nguyễn Thanh Quang, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Nam cho rằng, chính sách đầu tư cho cơ sở dạy nghề chưa thực hiện đầy đủ; chưa xây dựng được quy hoạch vùng SX theo quy mô cấp xã như mục tiêu đề án. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương chưa sâu sắc, thiếu cụ thể.

Ông Quang đơn cử: “Trước đây khi Sở NN-PTNT trực tiếp quản lý thiếu sự phối hợp chặt chẽ với địa phương, còn từ năm 2012, tỉnh phân cấp huyện trực tiếp quản lý thì các Sở chưa thường xuyên theo dõi hướng dẫn, kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, công tác khảo sát nhu cầu việc làm, định hướng người học chưa làm tốt.

“Chất lượng dạy nghề nói chung và nghề nông nghiệp nói riêng ở một số cơ sở nghề chưa tốt, do thiếu hoặc không có đội ngũ giáo viên. Quá trình dạy thì lý thuyết chưa gắn bó với mô hình; học viên sau khóa học chưa được hỗ trợ vốn kịp thời…”, ông Quang nói.

Đồng quan điểm với ông Quang, ông Đặng Văn Hồng, PGĐ Trung tâm Khuyến ngư nông lâm TP Đà Nẵng cho rằng: “Nông dân có nghề trong tay, tuy nhiên chính sách cho người học nghề được tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trung, dài hạn chưa có. Do vậy cần tạo điều kiện để người dân vay vốn và có thể tự tổ chức SX theo nghề đã học một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và người dạy nghề nông nghiệp”.

 

Bên lề diễn đàn, PV NNVN có cuộc trao đổi với TS Phan Huy Thông(ảnh), Giám đốc Trung tâm KNQG.

Ông có thể cho biết hướng đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tới như thế nào?

Hiện cán bộ khuyến nông có chuyên môn rất tốt nhưng thiếu kiến thức sư phạm. Do đó, chúng tôi sẽ mở nhiều lớp đào tạo kiến thức cho cán bộ khuyến nông để cấp chứng chỉ. Ngoài ra, chúng tôi chức tham quan, sơ kết những nơi làm tốt và qua đó sẽ giới thiệu kinh nghiệm giữa các trung tâm khuyến nông các tỉnh với nhau.

Ngoài ra, chúng tôi xây dựng đề án đào tạo nghề gắn với các vùng chuyên canh và những sản phẩm chủ lực của từng vùng trên cơ sở tái cơ cấu và quy hoạch NTM, hướng dẫn dạy nghề nào phát huy tốt. Bên cạnh đó sẽ liên kết và hợp tác với các tổ chức tiêu thụ được sản phẩm giúp nông dân tìm được địa chỉ tiêu thụ sản phẩm sau khi học nghề.

Một số nơi xảy ra tình trạng học xong nghề nhưng không có việc hoặc làm ra sản phẩm nhưng không bán được. Vậy, Trung tâm KNQG có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?  

Trước khi mở lớp, chúng tôi cho bà con đăng ký nghề đúng với nhu cầu của họ. Theo đó, đăng ký học nghề phải phù hợp với quy hoạch SX ở vùng; đào tạo nghề cho người dân ở vùng chuyên canh và có khả năng SX tập trung, chứ chúng tôi không đào tạo dàn trải.

Ngoài ra đào tạo nghề phải chắp nối với DN có nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu (những địa phương có vùng nguyên liệu) để từ đó đề xuất đào tạo nghề gì và chọn những hộ nào đủ điều kiện vào tham gia SX nguyên liệu thì mới dạy nghề. Ngoài ra, Trung tâm KNQG thường xuyên cung cấp thông tin cho bà con về thị trường về giá cả, qua đó họ biết được và hạch toán việc học nghề đó SX có hiệu quả hay không và đăng ký học.

Đặc biệt, chúng tôi tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng để bà con học tập kinh nghiệm. Ngoài việc lên lớp học nghề thì tìm hiểu những nơi nào có mô hình tốt và đến đó tham quan học hỏi. Từ đó người dân phát triển việc học nghề và tìm được các mối tiêu thụ sản phẩm.

Xin cảm ơn ông!


Nguồn Đắc Thành/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 312

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 309


Hôm nayHôm nay : 45810

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1051512

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72734221