18:47 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nền nông nghiệp công nghệ cao cần nguồn vốn lớn

Thứ hai - 18/03/2013 10:06
Giám đốc Sở Nông nghiệp TP. Cần Thơ Phạm Văn Quỳnh cho rằng: trong tiến trình phát triển để đầu tư xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao thì nguồn vốn trung, dài hạn có ý nghĩa quan trọng.

 

Do đó, ngành Ngân hàng nên xem xét bố trí nguồn vốn, phương thức vay vốn phù hợp để cho người dân có thể tiếp cận nguồn vốn này.

Giám đốc Sở Nông nghiệp TP. Cần Thơ Phạm Văn Quỳnh đã chia sẻ với phóng viên Thời báo Ngân hàng khi nhận định về vai trò của vốn ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ông đánh giá thế nào vai trò nguồn vốn ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian gần đây?

Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng, có 4 yếu tố quan trọng để tạo nên thành công, trong đó có yếu tố vốn.

Ở Cần Thơ, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng nói chung, đặc biệt là Agribank nói riêng, đã luôn là người bạn đồng hành trong tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Có thể nói trong từng mùa vụ, Agribank đều đảm bảo cung cấp vốn đến tận nơi cho người nông dân.

Đặc biệt là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định 65/2011/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông - thủy sản. Agribank Cần Thơ đã tích cực cùng với ngành Nông nghiệp thành phố xây dựng chương trình chi tiết, tiêu chuẩn, định mức cụ thể đưa tới tận địa phương nhằm tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, giúp người nông dân tiếp cận tối đa hiệu quả nguồn vốn này.

Đồng vốn ngân hàng giúp người nông dân hiện đại hóa sản xuất

 

Năm 2013, TP. Cần Thơ có định hướng nào về thu hút vốn đầu tư để hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp?

TP. Cần Thơ có nhiệm vụ chính trị là xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao hẳn sẽ đòi hỏi nguồn vốn lớn. Theo đó, thành phố sẽ triển khai trên hai mảng: thứ nhất là phát triển cho cư dân vùng ven tức là phát triển nông nghiệp đô thị; thứ 2 là phát triển vùng hàng hóa tập trung chất lượng cao. Để thực hiện được cần nguồn vốn ban đầu lớn để đầu tư cho vật tư trang thiết bị kỹ thuật.

Tuy nhiên, theo phản ánh nhiều địa phương, người nông dân không mấy mặn mà với việc vay vốn mua máy móc thiết bị theo Quyết định 63, Quyết định 65. Tại sao lại như vậy, thưa ông?

Đúng là qua đánh giá của ngành Nông nghiệp địa phương, khi thực hiện Quyết định 63, nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất trong hai năm đầu và 50% lãi suất trong năm thứ ba khi vay vốn ưu đãi mua máy móc có tỷ lệ nội địa từ 60% trở lên (theo danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định).

Chủ trương của Chính phủ là lồng ghép hai mục tiêu Người Việt dùng hàng Việt và mục tiêu cơ giới hóa nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai, người nông dân đã không mặn mà với việc vay vốn, vì họ cho rằng máy nội chất lượng không cao. Nên HĐND đã ban hành Nghị quyết 03 về việc dùng ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất và thông qua việc vay vốn của Agribank để thực hiện mục tiêu cơ giới hóa.

Cụ thể, theo nghị quyết HĐND, người vay sẽ được vay 70% giá trị máy gặt đập liên hợp và lãi suất hỗ trợ 100% trong 3 năm. Vốn vay từ ngân hàng nhưng lãi suất hỗ trợ trích từ ngân sách của thành phố. Qua đó, giúp người dân mạnh dạn đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Trong quá trình tiếp cận vốn, bà con nông dân cũng như ngành Nông nghiệp Cần Thơ vướng mắc nhất điều gì, thưa ông?

Trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực hỗ trợ giúp bà con nông dân tiếp cận được nguồn vốn tốt. Agribank Cần Thơ cũng đã chủ động tiếp cận hộ nông dân và hướng dẫn họ thực hiện thủ tục cần thiết khi vay vốn.

Tuy nhiên, thực tế ở nhiều địa phương và trong nhiều trường hợp có những vướng mắc giữa ngân hàng và người vay về trình tự thủ tục thế chấp hoặc là đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ của khách hàng... Sự chưa linh hoạt trong khâu này đôi khi trở thành vướng mắc. Bởi do trình độ người nông dân còn hạn chế nên họ rất ngần ngại trong việc vay vốn khi thủ tục hành chính rườm rà.

Vì vậy, để đảm bảo sự hài hòa giữa nguyên tắc của ngân hàng và sự thông thoáng cho người dân tiếp cận vốn, trong thời gian tới ngành Ngân hàng và ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ sẽ cùng ngồi lại bàn bạc cải tiến quy trình thủ tục vay vốn.

Ông có thể đề xuất cụ thể hơn với Agribank nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung?

Nói chung về nguồn vốn ngắn hạn thì Agribank cũng như một số ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của người dân TP. Cần Thơ. Tuy nhiên trong tiến trình phát triển để đầu tư xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao thì nguồn vốn trung, dài hạn có ý nghĩa quan trọng. Do đó, ngành Ngân hàng nên xem xét bố trí nguồn vốn, phương thức vay vốn phù hợp để cho người dân có thể tiếp cận nguồn vốn này. Với việc đầu tư dài hạn hơn, quy mô lớn hơn rất cần nguồn vốn trung dài hạn hơn.

Xin cảm ơn ông!

 

Theo Huyền Thanh - Thời báo ngân hàng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 68686

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60390643