08:40 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngát xanh vùng thượng

Thứ sáu - 24/10/2014 21:37
Từ xóa đói giảm nghèo, trồng chè đã trở thành phép màu làm giàu cho người dân và được coi là hướng đi bền vững để phát triển kinh tế. Ngoài vùng trọng điểm Kỳ Trung (Kỳ Anh), nay, sắc xanh mát của chè đã bao phủ trên những dải đồi ở các địa phương lân cận như: Kỳ Tây, Kỳ Thượng.

Từ nơi khai sinh

Nhắc đến chè Kỳ Trung, khó ai có thể quên hương vị thanh mát, đậm đà từ thức uống được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” của Hà Tĩnh. Những đồi chè xanh ngút ngàn được “khai sinh” trên chính mảnh đất này dần trở thành hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân.

Ngát xanh vùng thượng

Nụ cười của những người lao động khi cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp họ cải thiện cuộc sống.

Kỳ Trung có 346 hộ trồng chè với tổng diện tích lên đến 150 ha, trong đó, 198 hộ thuộc diện quản lý của Nông trường 12/9. Riêng thôn Đất Đỏ được coi là mô hình trọng điểm của xã khi có tới 60 ha chè và 140 hộ canh tác. Với tuổi thọ trung bình 80 năm, loại cây này có khả năng chịu đựng mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chè chỉ được thu hoạch trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 âm lịch và sau 1 năm có thể cho thu hoạch héo; sang năm thứ 2, ổn định ở mức 1,5 tấn/ha; từ năm thứ 3 trở đi, năng suất không ngừng tăng.

Ông Nguyễn Đình Sinh (thôn Đất Đỏ) bấy lâu vẫn được mọi người gọi là “đại gia làng chè” của Kỳ Trung. Với tổng diện tích 1 ha, mỗi ngày, đồi chè của gia đình ông Sinh cho thu hoạch từ 7-8 yến chè búp, bán ra mức giá 70 ngàn đồng/kg. Ngày cao điểm, ông phải thuê thêm nhân công. Không kém cạnh người hàng xóm, ông Nguyễn Xuân Luyn cũng sở hữu gần 1 ha chè. “Trước đây, do phương pháp trồng thủ công, lạc hậu và kỹ thuật canh tác chưa tốt nên năng suất, sản lượng thấp. Vài năm trở lại nay, nhờ áp dụng KHKT và nhập thêm các giống mới như PH1, LĐP2 nên chè đưa lại hiệu quả ngoài mong đợi. Hàng năm, gia đình tôi có nguồn thu hơn 100 triệu đồng từ đồi chè này”, ông Luyn hồ hởi khoe.

Nhờ trồng chè, cuộc sống người dân Kỳ Trung có sự thay đổi rõ nét. Từ một địa phương nghèo, lạc hậu của huyện Kỳ Anh, chỉ sau vài năm, không ít chủ đồi chè đã trở thành triệu phú. Với thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/năm, Kỳ Trung đang kì vọng vào các dự án phát triển chè trong tương lai. “Sản lượng chè bình quân của xã từ 602 tấn vào năm 2013 đã tăng lên 1.250 tấn trong năm nay. Không chỉ bó hẹp trong địa bàn tỉnh, chè Kỳ Trung đã được xuất khẩu sang các nước như Pakistan, Anh, Ả-rập Xê-út… Theo lộ trình, đến năm 2020, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích chè lên 200 ha để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế”, Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung - Võ Xuân Hiển không giấu được niềm vui.

Đến những nấc thang phát triển

Tiếp nối những thành công của Kỳ Trung, cây chè đã mở rộng “tầm phủ sóng” ra các vùng lân cận như Kỳ Tây, Kỳ Thượng, trở thành điểm nhấn trong lộ trình phát triển kinh tế của địa phương. Tính đến thời điểm hiện tại, Kỳ Thượng có 40 ha, Kỳ Tây đã mở rộng 15 ha chè. Vùng trọng điểm Kỳ Trung chính là điểm tựa vững chắc để loại cây làm giàu này tiếp tục “sinh sôi nảy nở” trên mảnh đất Kỳ Tây, Kỳ Thượng.

Học hỏi kinh nghiệm của “người đi trước”, hai địa phương này mạnh dạn hợp tác với Nông trường 12/9. Ngoài việc được cán bộ tư vấn kỹ thuật, các hộ trồng chè còn được cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón và bao tiêu sản phẩm. Không dừng lại ở đó, hai địa phương này còn chủ trương thành lập các tổ hợp tác. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng nhờ thuận lợi về điều kiện khí hậu, con người, phương pháp canh tác nên chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều hộ đã có thể mỉm cười khi cuộc sống đang dần vươn lên nấc thang mới.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng - Vũ Trung Tiến bày tỏ: “Đối với xã miền núi như Kỳ Thượng, việc phát triển cây chè sẽ đưa lại những hy vọng mới. Thời gian thử nghiệm cho thấy, đây là loại cây công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao. Vì vậy, ngoài xóa đói giảm nghèo, chúng tôi đặt hết niềm kỳ vọng vào cây chè, để đời sống của người dân ngày càng ổn định”. Sắp tới, Kỳ Tây và Kỳ Thượng được quy hoạch làng thanh niên lập nghiệp. Đây sẽ là hướng đi đầy tiềm năng, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

Cây chè đang phủ đầy sắc xanh trên những vườn đồi Kỳ Anh. Nụ cười mãn nguyện sau ngày làm việc đầy hứng khởi của người lao động và những đồi chè mơn mởn trải dài bất tận đã minh chứng cho sức sống mãnh liệt của loại cây “hái ra tiền” trên mảnh đất này.

Thùy Dương
Theo: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 36112

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1236569

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72919278