11:00 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An có thêm thương hiệu Cam Tổng đội được dán tem truy xuất nguồn gốc

Thứ năm - 15/11/2018 07:59
Cam Tổng đội của huyện Thanh Chương (Nghệ An) không dùng thuốc bảo vệ thực vật mà được mắc màn để chống sâu bệnh nên còn có tên gọi khác là cam mắc màn.
có việc “mắc màn” cho cam.
Những ngày này, về vùng đất của Tổng đội TNXP 2 -  nay là xóm Sướn, xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương dễ dàng bắt gặp từng đoàn người về đây mua, bán và thưởng thức cam Tổng đội của người dân địa phương. 
Chị Nguyễn Thị Hòa ở thành phố Hà Tĩnh nói: "Chúng tôi cuối tuần thường về xã Thanh Đức để mua cam. Cam ở đây vỏ mỏng, ngọt và chúng tôi có thể ăn trực tiếp tại vườn".
 

Chị Nguyễn Thị Hoa - một chủ vườn cho biết, gia đình chị có hơn 5ha cam, hiện 3 ha đã cho thu hoạch và 2 ha mới trồng ở năm thứ 2. Chủ yếu là cam xã Đoài và cam V2. Hiện nay, cam Xã Đoài đã bước vào giai đoàn chín rộ; với 3 ha dự tính năm nay xuất ra thị trường khoảng 60 tấn. Giá bán tại vườn hiện tại 30.000 - 35.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu được hơn 1,5 tỷ đồng.

Cam Tổng đội Thanh Chương được gắn tem truy xuất sản phẩm. Ảnh: Hữu Thịnh
Với phương châm phát triển bền vững, sản xuất kinh doanh gắn liền với sức khỏe người tiêu dùng nên người trồng cam ở xã Thanh Đức không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt cỏ hay phòng trừ sâu bọ; tất cả đều làm bằng các biện pháp thủ công như nhử, mắc màn, làm cỏ bằng máy...

Để khuyến khích người dân trồng và phát triển cam nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, cải thiện cuộc sống, huyện Thanh Chương cũng đã ban hành đề án phát triển một số cây trồng chủ lực gắn liền với thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo các cơ chế hỗ trợ lớn nên đã được người dân đồng tình và ủng hộ. Từ khi có đề án diện tích cam trồng mới trên địa bàn huyện được tăng lên đáng kể.

Để thuận tiện cho việc sản xuất, kinh doanh cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm, được sự đồng ý của  huyện và xã Thanh Đức, những người trồng cam đã đứng ra thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp. Từ khi có HTX, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên được thuận tiện hơn, nhất là đã liên kết với nhau và hoàn thành thủ tục quy trình dán tem sản phẩm.
Chị Lê Thị Hoa ở xóm Sướn, xã Thanh Đức vui mừng vì cam năm nay được mùa. Ảnh: Hữu Thịnh
Theo ông Phạm Bá Nga - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Thanh Đức, nhờ có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Tổng đội đã được khẳng định thương hiệu.

Việc được gắn tem truy xuất sản phẩm không chỉ là niềm vui riêng của nhà vườn mà còn là niềm vui chung của cả xã, thương lái.  Anh Nguyễn Văn Nam - tư thương tại khối 9, thị trấn Thanh Chương cho hay: Khi có tem truy xuất sản phẩm việc buôn bán của chúng tôi  thuận lợi hơn nhiều. Khách mua hàng không còn phải băn khoăn, lo lắng về chất lượng VSATTP như trước đây. 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 62296

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1195442

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60203765