00:18 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An khuyến khích phát triển các giống gia cầm đặc sản chất lượng cao

Thứ sáu - 21/09/2018 10:37
Đó là ý kiến của đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững” do Sở này phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tổ chức sáng nay 21/9.
 

Tham dự hội thảo có TS. Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cùng đại diện Cục Chăn  nuôi, Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, một số trung tâm nghiên cứu gia cầm, doanh nghiệp, trang trại trên địa bàn cả nước.

TS. Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đánh giá những kết quả và tồn tại, thách thức và định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta theo nhu cầu thị trường. Ảnh: Đinh Nguyệt
Trong những năm qua, ngành Chăn nuôi nước ta có sự tăng trưởng khá và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Theo báo cáo của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2017, tổng giá trị sản xuất ngành Chăn nuôi đạt khoảng 210 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí thứ 2 sau chăn nuôi lợn, đạt 43 nghìn tỷ đồng.

 

Giai đoạn 2005 - 2017, chăn nuôi gia cầm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 5,0%/ năm về đầu con, 8 - 10% về sản lượng thịt, trứng; cơ cấu giống, phương thức sản xuất thay đổi theo hướng tích cực; đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến; sản phẩm gia cầm đã được xuất khẩu vào thị trường chính ngạch và một số thị trường khó tính.

Mô hình gà trống thả đồi của gia đình anh Trần Văn Vinh ở xóm 11, xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn). Ảnh tư liệu
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn: Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao, chăn nuôi trang trại có xu hướng phát triển nhưng vẫn còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; chất lượng giống và công tác quản lý giống còn nhiều bất cập; giá thành sản phẩm cao, trong khi đầu ra sản phẩm bấp bênh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, vệ sinh ATTP chưa được kiểm soát chặt chẽ…
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Đinh Nguyệt
Những tồn tại nêu trên đang trở thành thách thức lớn trong ngành chăn nuôi gia cầm nước ta, đặc biệt khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2019.

Bởi vậy, tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về các giải pháp  phát triển ngành Chăn nuôi gia cầm theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn mới.

Theo đó, các giải pháp được các đại biểu đề xuất tại hội thảo tập trung vào các vấn đề: Quy hoạch hệ thống sản xuất giống gia cầm, giải pháp quản lý; chính sách, đầu tư; giải pháp về kỹ thuật chăn nuôi; Các biện pháp an toàn sinh học trong cơ sở chăn nuôi gia cầm; tổ chức lại sản xuất.

Theo ông Đỗ Văn Hoan - Phó Trưởng phòng gia cầm và gia súc nhỏ - Cục Chăn nuôi cần Quy hoạch hệ thống sản xuất giống gia cầm trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Ảnh: Đinh Nguyệt
Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Văn Hoan -  Phó Trưởng phòng Gia cầm và gia súc nhỏ, Cục Chăn nuôi cho rằng: Để đạt được mục tiêu chăn nuôi gia cầm đến năm 2020 cần tập trung các nhóm giải pháp: Quy hoạch hệ thống sản xuất giống gia cầm trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; cần có giải pháp giống, hướng ưu tiên đầu tư để sản xuất đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng con giống cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài; Cần có giải pháp về thú y và bằng mọi biện pháp giảm dần chi phí thức ăn chăn nuôi cho một đơn vị sản phẩm.
Các địa phương chú trọng giải pháp về quản lý, đầu tư, tổ chức lại sản xuất…

Đề xuất những giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững, ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An nhấn mạnh: Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tái cơ cấu ngành Chăn nuôi, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi, đến nay, tổng đàn gia cầm của Nghệ An đã đạt gần 22,5 triệu; tổng sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt trên 28,9 nghìn tấn (đứng thứ 3 cả nước).

Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất những giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đinh Nguyệt

Nghệ An sẽ rà soát lại các vùng chăn nuôi gia cầm gắn với an toàn dịch bệnh, kiểm soát môi trường; Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi sử dụng các giống gia cầm có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng vào sản xuất; Khuyến khích phát triển các giống gia cầm bản địa, giống đặc sản chất lượng cao; Hướng dẫn người dân phát triển sản xuất theo quy mô trang trại, gia trại chăn nuôi; liên kết trực tiếp với DN hoặc thông qua tổ hợp tác HTX.

Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta theo nhu cầu thị trường; chú trọng các dòng sản phẩm chất lượng cao, các loại giống đặc sản của địa phương.

Cùng với đó, tập trung tổ chức lại sản xuất,  mô hình sản xuất theo chuỗi; xem xét lại các mô hình chăn nuôi gia công có sự giám sát chặt chẽ, tránh gây thiệt hại, rủi ro cho người chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời thúc đẩy các loại hình sản xuất khác gắn với DN và HTX; cần rà soát, sửa đổi các quy định, chính sách mới về chăn nuôi; Tăng cường phổ biến các tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.

Các đơn vị nghiên cứu khoa học cần kết nối chặt chẽ hơn nữa với các DN, HTX, hộ nuôi, theo hình thức liên kết 4 nhà kịp thời hỗ trợ chăn nuôi hiệu quả hơn; trước mắt cung ứng nguồn giống chất lượng tốt, ổn định./.

Theo baonghean.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 416

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 415


Hôm nayHôm nay : 25320

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 687846

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70915161