07:09 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề hái ra tiền ở Kon Tum: Sấy măng rừng chỉ 1 vụ đã lãi "khủng"

Thứ sáu - 23/08/2019 19:20
Đầu tư một lò sấy chỉ khoảng 2 triệu đồng, mỗi mùa măng kéo dài 3 tháng, lãi được 200 triệu đồng nên nghề sấy măng rừng từ lâu đã giúp nhiều hộ dân ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) hái ra tiền.

nghe hai ra tien o kon tum: say mang rung chi 1 vu da lai 'khung' hinh anh 1

Măng rừng Đắk Psi củ to đều, vàng óng nên được thương lái rất ưa chuộng

Do đặc thù thổ nhưỡng nên măng rừng Đắk Psi "đẻ" rất khỏe, măng lại to, mềm ngọt, được sấy thơm ngon, vàng đẹp nên thương lái khắp nơi ưa chuộng và đặt hàng với giá cao.

Trao đổi với phóng viên Báo DANVIET.VN, chị Lê Thị Khánh Phương (chủ một lò măng tại thôn 6, xã Đăk Psi) chia sẻ, gia đình chị làm nghề sấy măng này đã gần 20 năm. Lúc mới vào lập nghiệp, gia đình chị buôn bán tạp hóa nhỏ, sau đó học được nghề sấy măng khô thủ công rồi gắn bó luôn tới bây giờ.

“Nghề sấy măng khô rất cực nhọc, được cái vào mùa mưa măng rất nhiều, làm liên tục mà giá bán rất cao nên gia đình có thêm động lực để làm”, chị Phương nói.

                        nghe hai ra tien o kon tum: say mang rung chi 1 vu da lai 'khung' hinh anh 2

Chị Phương tỉ mỉ chẻ măng cho vào thùng ép 

Cũng theo chị Phương, để tạo ra những sản phẩm măng khô chất lượng tốt, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và biết nghề. Măng tươi được lấy từ rừng về phải cắt bỏ những đoạn gốc xơ, rồi luộc chín, sau đó dùng dao sắc chẻ ra. Chẻ măng cũng phải thật tỉ mỉ, không được chẻ quá mỏng hoặc quá dày, nếu dày thì măng không khô đều và đẹp, còn mỏng khi sấy sẽ nát vụn. Chẻ xong thì cho vào thùng gỗ ép 2 - 3 ngày cho ráo nước rồi cho lên lò sấy.

Muốn măng có màu vàng óng, đẹp thì phải sấy bằng lò đất, khi sấy phải canh lửa, đảo măng liên tục suốt 7 giờ để măng không bị cháy thì mới bán được giá cao.

                       nghe hai ra tien o kon tum: say mang rung chi 1 vu da lai 'khung' hinh anh 3

Xếp măng vào thùng gỗ để ép

Còn theo anh Nguyễn Ngọc Tín (chủ một lò măng tại thôn 7, xã Đăk Psi), gia đình anh làm nghề này được 17 năm nay, hàng ngày gia đình anh mua vào 4 tạ măng tươi với giá 5.000 đồng/kg để sấy.

“Cứ 15kg măng tươi thì được 1kg măng khô. Mỗi mùa măng, gia đình anh xuất bán khoảng 1,5 tấn măng khô, với giá 180.000 – 220.000 đồng/kg, trừ hết chi phí còn lãi 150 - 200 triệu đồng”, anh Tín nói.

                        nghe hai ra tien o kon tum: say mang rung chi 1 vu da lai 'khung' hinh anh 4

Những phụ nữ khéo léo ở Đắk Psi được chị Phương thuê chẻ măng 

Vì khoản thu nhập khá cao trong thời gian ngắn (mùa măng chỉ kéo dài khoảng 3 tháng) nên tại xã Đăk Psi có hơn 20 hộ xây dựng lò sấy thủ công để làm nghề, trung bình mỗi lò sấy măng xuất bán khoảng 1 tấn măng khô một mùa.

Nghề sấy măng khô này trên địa bàn đã có từ lâu nên anh Tín và nhiều hộ dân ở Đăk Psi đều mong muốn sản phẩm của quê hương được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá rộng rãi để được nhiều người biết đến hơn, không bị thương lái ép giá.

                      nghe hai ra tien o kon tum: say mang rung chi 1 vu da lai 'khung' hinh anh 5

Sau khi cho măng lên lò sấy, phải đảo liên tục suốt 7 giờ để măng khô đều, có màu vàng óng và bán được giá cao

Trao đổi với phóng viên Báo DANVIET.VN, ông Nguyễn Phúc Đoan – Chủ tịch UBND xã Đăk Psi cho biết, hiện nay xã đang vận động người dân làm tốt việc khai thác, quản lý tài nguyên măng rừng, tránh tình trạng khai thác bừa bãi làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất nguồn măng và làm suy giảm nguồn tài nguyên rừng.

“Về lâu dài, xã sẽ lên kế hoạch hỗ trợ các hộ dân làm nghề sấy măng khô xây dựng thương hiệu măng le Đăk Psi sạch, chất lượng. Đặc biệt là vận động các hộ dân liên kết thành lập hợp tác xã để tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư trang máy móc hiện đại, đưa sản phẩm đến nhiều địa phương trong cả nước”, ông Đoan cho biết.

http://danviet.vn/nha-nong/nghe-hai-ra-tien-o-kon-tum-say-mang-rung-chi-1-vu-da-lai-khung-1007581.html

 

Theo Văn Hà/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203


Hôm nayHôm nay : 34008

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 216040

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73263011