04:24 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngô ngọt sang Hàn Quốc giá 180 nghìn đồng/bắp

Thứ năm - 09/01/2020 08:01
Mỗi bắp ngô ngọt tại Việt Nam chỉ có giá trung bình từ 5-7 nghìn đồng/bắp, nhưng khi xuất khẩu sang Hàn Quốc, giá bán tại các siêu thị bình quân khoảng 180 nghìn đồng (quy ra tiền Việt).

Các loại rau màu vụ đông 2019-2020 tại các tỉnh phía Bắc hiện đang trong thời điểm thu hoạch rộ. Theo đánh giá của nông dân, vụ đông năm nay, thời tiết ấm hơn mọi năm, trời khô ráo nên việc sản xuất vụ đông rất thuận lợi.  

Nhu cầu xuất khẩu khổng lồ

Tại Bắc Giang, bên cạnh các loại rau vụ đông truyền thống, hiện nay, các loại ngô thực phẩm (ngô rau, ngô nếp, ngô ngọt) đang được mở rộng diện tích trong vụ đông do dễ trồng, ít công chăm sóc, rủi ro thấp và nhất là giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt, ngô ngọt là đối tượng cây trồng đang được nông dân đánh giá cao về hiệu quả kinh tế, nhất là thuận lợi về tiêu thụ do được khá nhiều doanh nghiệp thu mua xuất khẩu.

Chị Nguyễn Thị Thảo (bên trái), Giám đốc Cty TNHH Thương mại Lộc Điền cho biết mỗi bắp ngô ngọt xuất khẩu sang Hàn Quốc được bán với giá lên tới 180.000 đ.

Chị Nguyễn Thị Thảo, Giám đốc Cty TNHH Thương mại Lộc Điền (có trụ sở giao dịch tại Tân Phú, TP. HCM), một doanh nghiệp chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản cho biết: Hiện Cty có 2 nhà máy chế biến, một tại Bắc Giang và một nhà máy tại Hải Dương. Các sản phẩm rau vụ đông chủ lực ở miền Bắc được Cty thu mua, chế biến và xuất khẩu chính là ngô ngọt và ớt. Trong đó, ngô ngọt là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, truyền thống của Cty và đang có nhu cầu xuất khẩu rất lớn, giá trị cao.

Tại phía Bắc, hiện có khoảng 4-5 nhà máy chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm ngô ngọt sang nhiều thị trường, với sản lượng bình quân 80-100 tấn/ngày/nhà máy.

Cty TNHH Thương mại Lộc Điền hiện đã liên kết, đầu tư vật tư và ký hợp đồng thu mua ngô ngọt ổn định cho nông dân tại nhiều tỉnh phía Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Giang... và đang có kế hoạch mở rộng thêm tại nhiều tỉnh.

Chị Thảo cho biết, hiện ngô ngọt được xuất khẩu nguyên bắp (bằng container lạnh), hoặc cắt khúc 5cm, hấp để xuất khẩu sang nhiều thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong đó, Hàn Quốc là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cũng như tiềm năng vô cùng lớn đối với sản phẩm này.

Ngô ngọt đem lại thu nhập khá cho nông dân tại nhiều địa phương trong vụ đông hàng năm.

“Hiện nay, mỗi bắp ngô ngọt đang được các nhà máy thu mua cho nông dân với giá bình quân từ 5.000-7.000 đ/kg (đầu vụ từ 7-10.000 đ/kg). Tại thị trường ăn tươi bán lẻ trung bình chỉ 5.000 – 7.000 đ/bắp. Tuy nhiên khi xuất khẩu sang Hàn Quốc, họ bán tại các siêu thị với giá quy ra tiền Việt Nam lên tới 180.000 đ, được người tiêu dùng Hàn Quốc rất ưa chuộng” – chị Thảo tiết lộ.

Đối với thị trường Trung Quốc, hiện Cty của chị Thảo cũng thường xuyên xuất khẩu mặt hàng ngô ngọt nguyên bắp với số lượng lớn trong vụ đông hàng năm. Chị cho biết, do mùa đông của Trung Quốc quá lạnh nên ngô ngọt vụ đông ở các tỉnh phía Bắc hiện nay xuất khẩu sang Trung Quốc rất có lợi thế, nhu cầu khổng lồ do phía Trung Quốc không thể trồng được sản phẩm này trong vụ đông.

Bên cạnh lợi thế vụ đông, hiện ngô ngọt cũng có thể trồng thuận lợi, năng suất, chất lượng tốt trong vụ xuân ở các tỉnh phía bắc cũng như nhiều tỉnh phía Nam và được các doanh nghiệp xuất khẩu thu mua, chế biến quanh năm.  

Một ngô bằng bốn lúa

Ngọc Lý là xã bán sơn địa của huyện Tân Yên (Bắc Giang). Trước đây, nông dân chủ yếu bám vào cây lúa, tuy nhiên hiện nay, phong trào chuyển dịch cơ cấu từ lúa sang màu, đặc biệt là các loại rau vụ đông, ngô thực phẩm đang ngày càng nở rộ, đem lại thu nhập khá hơn rất nhiều cho nông dân.

Vụ đông 2019-2020, ngô ngọt đã được nông dân nhiều tỉnh phía Bắc liên kết sản xuất, xuất khẩu với các doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Minh, thôn Cầu Đồng 9, xã Ngọc Lý phấn khởi cho biết: Vụ đông năm nay, ngoài hơn 6 sào của gia đình, bà còn mượn thêm đất của các hộ không có nhu cầu sản xuất để trồng ngô ngọt, với tổng diện tích 2,5 mẫu. Chỉ với thời gian từ 60-70 ngày sau trồng, ngô ngọt cho năng suất bình quân 6 tạ/sào, được các Cty xuất khẩu cũng như thương lái thu mua tại ruộng với giá trung bình khoảng 6.000 đ/kg.

Tính ra, mỗi sào cho thu nhập trung bình 3,5-3,7 triệu đồng, trừ chi phí, mỗi sao cho lãi từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Vụ đông năm nay, gia đình bà dự kiến thu nhập từ 50-60 triệu đồng, xem như có nguồn chi tiêu cho một cái Tết, không phải nhiều lo nghĩ.

Nông dân Bắc Giang hào hứng tham gia tại một hội thảo về phát triển ngô vụ đông. 

“Trước đây, mỗi sào lúa hơn 3 tháng, làm rất vất vả nhưng trừ chi phí vụ được mùa chỉ lãi 600-700 nghìn đồng. Trồng ngô bây giờ tất tần tật từ làm đất, lên luống, vun gốc... đều đã có máy móc, khá nhàn, nhưng cho lãi cao gấp 3-4 lần trồng lúa. Vì vậy, hiện gia đình tôi đã chuyển 100% đất lúa sang trồng ngô quanh năm, mỗi năm quay vòng gối đầu từ 4-5 lứa thu hoạch, trong đó chủ yếu là ngô ngọt” – bà Minh cho biết.

Chị Nguyễn Thị Chi, cán bộ khuyến nông xã Ngọc Lý cho biết năm nay, toàn xã có trên 200 ha cây vụ đông, chủ yếu là ớt, cải bắp, cà chua..., trong đó ngô thực phẩm vẫn là đối tượng cây trồng chủ lực của xã với diện tích trên 100 ha, trong đó chủ yếu là ngô ngọt. Với giá trị kinh tế khá cao, ngô ngọt dự kiến sẽ được nông dân mở rộng rất mạnh trong thời gian tới.

Mặc dù tiềm năng, lợi thế đối với các sản phẩm ngô thực phẩm nói chung, trong đó có ngô ngọt ở vụ đông tại các tỉnh phía Bắc.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, đó vẫn là bài toán liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, giúp ổn định nguồn nguyên liệu.

Theo đó, các Cty hiện nay rất khó liên kết để ổn định được nguồn nguyên liệu ngô ngọt phục vụ chế biến xuất khẩu do phụ thuộc vào thị trường tự do trong nước. Lúc giá cao, nông dân bán sản phẩm ra ngoài, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, bởi các hợp đồng thường đã ký với đối tác ngay từ khi chưa xuống giống. Vì vậy, các HTX, tổ hợp tác cần có hợp đồng liên kết bền vững hơn nhằm ổn định sản xuất.

Giống ngô “siêu ngọt” Hi-brix 58

Vụ đông năm 2019, giống ngô ngọt lai F1 Hi-brix 58 đã được nông dân, các doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá cao và đưa vào chuỗi liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu tại nhiêu địa phương.

Giống ngô ngọt lai F1 Hi-brix 58 cho năng suất từ 15-16 tấn/ha, phù hợp với xuất khẩu.

Chị Nguyễn Thị Liễu, hộ dân tại xã Ngọc Lý (huyện Tân Yên, Bắc Giang) có nhiều năm kinh nghiệm trồng ngô ngọt đánh giá: Ngô vụ đông, nhất là vụ đông muộn thường bị các bệnh như rỉ sắt, khô vằn, vàng lá... Tuy nhiên ưu điểm của Hi-brix 58 là rất sạch bệnh nên cả vụ gần như không phải phun thuốc BVTV. 

Bắp ngô Hi-brix 58 rất to, múp kín đầu bi, có bắp lên tới 600-700 g/bắp, năng suất bình quân hơn 6 tạ/sào. “Hiện nay, cây ngô thu bắp xong, còn được người chăn nuôi đến tận ruộng thu mua thân lá làm thức ăn cho trâu bò với giá từ 150-200 nghìn đồng/sào. Giống Hi-brix 58 có vỏ bắp, thân lá xanh tươi đến khi thu hoạch nên rất thích hợp để làm thức ăn gia súc”.

Theo đánh giá của doanh nghiệp xuất khẩu: Hi-brix 58 rất phù hợp cho xuất khẩu do bắp lớn, mẫu mã đẹp, múp kín đầu bi. Bên cạnh đó, bộ vỏ xanh đậm bắt mắt, rất tốt để XK ngô nguyên bắp. Bắp ngô Hi-brix 58 có vỏ mỏng, bắp sâu cay, lõi nhỏ và rất nhẹ nên tỉ lệ ngô hạt tươi (trừ vỏ, lõi) rất cao, đạt trên 65%. Khi thu hoạch quá lứa, hạt ngô không bị nhăn, căng mọng nên tỉ lệ bắp đồng đều, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu gần như tuyệt đối.

Hạt đóng kín đầu bi, bắp lớn có thể nặng trên 600g. 

Nếu như năng suất các giống ngô ngọt hiện nay chỉ trung bình 12-13 tấn/ha, thì Hi-brix 58 cho năng suất bình quân từ 15-16 tấn/ha. Qua kiểm tra, cho thấy đây cũng là giống ngô có độ ngọt cao nhất, rất có ưu thế để xuất khẩu cả dạng tươi và dạng chế biến (hấp, xay bột...).

Hi-brix 58 là giống ngô ngọt lai F1, sản phẩm của Tập đoàn Advanta, do Cty TNHH Giống rau quả Việt – VECOSEED nhập khẩu và phân phối.

Theo Lê Bền/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317


Hôm nayHôm nay : 30488

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506421

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70733736