19:05 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người Trung Quốc không ăn gà thải loại

Thứ bảy - 27/10/2012 03:42
Trong khi người Trung Quốc nhập gà Việt Nam về ăn thì gà nhập lậu qua đường biên giới tràn ngập các chợ và các quán ăn của Việt Nam chính là gà thải loại mà người Trung Quốc không ăn…
Mặc dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ và đã được các cơ quan truyền thông đưa tin từ nhiều năm qua, nhưng do bất cập và những yếu kém trong quản lý, gia cầm nhập lậu vẫn tiếp tục hoành hành, gây tổn hại đến sức khỏe và sản xuất của người dân.
 
Chiều qua 26/10, cuộc họp về nạn nhập lậu gia cầm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội. 
 
Gà thải loại: Người Trung Quốc không ăn
 
Từ trước đến nay, chúng ta đã được nghe rất nhiều về những khó khăn trong việc chống nạn gia cầm nhập lậu qua biên giới. Ngay tại cuộc họp chiều qua, đại diện tỉnh Lạng Sơn, ông Nông Ngọc Tăng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Lạng Sơn vẫn tiếp tục cho rằng, trên địa bàn tỉnh, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng như bộ đội biên phòng, hải quan “rất tốt”, nhưng do biên giới dài, ngoài các cửa khẩu chính ngạch, tiểu ngạch còn nhiều lối mòn. Vì vậy, việc kiểm tra, kiểm dịch rất khó thực hiện.
 
Ngược lại, Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, nguyên nhân chính là do cách làm hiện nay không hiệu quả, không chặt chẽ, mới chỉ tập trung vào những người bốc vác nhỏ lẻ, tốn sức bắt những cửu vạn gánh thuê, chở thuê chứ chưa tập trung vào giải quyết gốc rễ của vấn đề, đó là những địa điểm nhập lậu lớn.
 
“Ngành nông nghiệp các tỉnh biên giới có nắm được các điểm tập kết gà lậu lớn trên địa bàn không, có sự dung túng không?. Không thể đổ thừa cho lực lượng mỏng, chỉ là, có dám làm hay không mà thôi”- Thứ trưởng Diệp Kính Tần gay gắt đặt câu hỏi.



 Ảnh minh họa
 Gà nhập lậu vào Việt Nam chính là loại gà thải loại chuyên được nuôi bằng chất thải và người Trung Quốc cũng không ăn - ảnh minh họa
 
Theo ông Tần, không khó để xác định được những địa điểm, đầu mối nhập lậu lớn, bởi bản thân ông, dù chỉ lên công tác tại Lạng Sơn ít ngày, nhưng cũng đã nắm được 5 đầu nậu lớn chuyên tập kết gà lậu đưa về xuôi.
 
Trong khi đó, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Lạng Sơn vẫn khẳng định, Sở NN&PTNT tỉnh này “chưa nắm được”. Ông Tăng còn viện dẫn lý do: “Chúng tôi không thể lập chuyên án để đi điều tra từng đầu nậu được. Trách nhiệm là chung của các Sở, ngành. Ngoài ra, các tỉnh, thành cũng phải làm tốt, nếu các địa phương “phía sau” như Hà Nội không có nhu cầu tiêu thụ thì sẽ không có chuyện nhập lậu gia cầm về”.
 
Tuy nhiên, cách “ngụy biện” này của Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn đã bị Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần phản bác. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp cho rằng, không thể tiếp tục đổ lỗi cho khách quan mà điều quan trọng phải nhận thấy là các cơ quan chức năng chưa làm tròn trách nhiệm.
 
Nói về nguy cơ gây hại cho sức khỏe của gà thải loại, thứ trưởng Diệp Kính Tần cho biết, hiện chưa ai chứng minh chất lượng gà cũng như dư lượng thuốc kháng sinh trong gà thải loại từ Trung Quốc đưa vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ông khẳng định, loại gà này ăn toàn chất cặn bã. “Người Trung Quốc đã không ăn, không dùng, nhập gà Việt Nam về ăn thì người Việt Nam có nên ăn không?” - ông Tần đặt câu hỏi.
 
Thứ trưởng Tần cũng phân tích: “Chúng ta có đầy đủ, hoàn thiện hệ thống từ con người, cơ chế.. nhưng vẫn không làm được. Chúng ta không thể chấp nhận cả một hệ thống tổ chức như vậy mà vẫn để tình trạng nhập lậu gia cầm tràn lan. Chung quy, vẫn do chúng ta thiếu trách nhiệm”, ông Tần khẳng định.
 
Gà nhập lậu “giết” người chăn nuôi
 
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gà nhập lậu đang góp phần “giết” ngành chăn nuôi trong nước.
 
Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước đã gặp khó khăn rất lớn khi giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh nhưng giá thành phẩm của lợn, gà lại liên tục giảm.
 
Thêm vào đó, do tình hình khó khăn về kinh tế nên dịp Tết Nguyên đán năm nay, lượng tiêu thụ các sản phẩm gia súc, gia cầm sẽ không tăng nhiều và do đó, giá cả cũng khó nhích lên. Đây là những tác nhân khiến cho ngành chăn nuôi trong nước đang trong tình trạng dở sống dở chết.
 
Trong khi đó, không chỉ gà thải loại mà ngay cả đến các loại trứng, con giống… cũng được nhập vào tràn lan qua rất nhiều địa bàn giáp ranh giữa hai nước. Đó là chưa kể đến việc gà nhập lậu dễ làm lây lan nguồn virus cúm.
 
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, việc nhập lậu gia cầm cũng chính là nhập virus. Nếu không kiểm soát được gia cầm nhập lậu, ngành chăn nuôi thậm chí không tồn tại được, biến nền nông nghiệp của chúng ta, từ một nước đáp ứng đủ nhu cầu thịt trong nước thành nước phải nhập khẩu thịt”.
 
Cũng ngay tại cuộc họp, ông Tần thông tin: Ngân hàng thế giới đã giúp xây dựng chợ Hà Vỹ, một chợ đầu mối gia cầm lớn nhất Việt Nam để kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy nhiên, sau khi đến kiểm tra, Ngân hàng Thế giới đã tuyên bố, nếu chúng ta không cải thiện tình trạng bán gà nhập lậu, gà thải loại, Ngân hàng Thế giới sẽ “không bao giờ” tài trợ cho ngành chăn nuôi Việt Nam nữa.
 
 
Mỹ Hạnh
Theo vnmedia.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 142


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 875074

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72557783