Trước tiên, đó là sự mất cân bằng trong thị phần sản xuất và thị trường. Theo thống kê, hiện Việt Nam có trên 200 nhà máy sản xuất TĂCN, trong đó, thuộc sở hữu của các doanh nghiệp trong nước chiếm phần lớn, thế nhưng về thị phần lại rất lép vế, khi chỉ khoảng trên 30%, còn lại là của các doanh nghiệp FDI. Do vậy, hoàn toàn mất khả năng điều phối thị trường TĂCN.
TĂCN chiếm trên 70% giá thành sản xuất - Ảnh: CTV
Cùng đó, từ nhiều năm nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu sản xuất TĂCN. Trong số 12 - 13 triệu tấn TĂCN tiêu thụ mỗi năm thì lượng nhập khẩu chiếm tới trên 70%, tương đương gần 9 triệu tấn. Thậm chí, hàng năm, số tiền nhập khẩu nguyên liệu TĂCN của nước ta còn nhiều hơn kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chủ lực nông nghiệp là lúa gạo. Và trong 9 triệu tấn này thì 4 triệu tấn là khô dầu đậu tương, ngô và các thành phần khác như: Cám gạo, bột xương cá, bột mì… Ðiều này cho thấy một sự mất cân đối không hề nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, nên có nhiều thời điểm dù thóc, gạo xuất khẩu khó khăn nhưng Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đô la Mỹ để nhập hàng triệu tấn ngô, đỗ tương do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Không ít ý kiến cho rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do đang bị doanh nghiệp ngoại thao túng. Bởi các doanh nghiệp này chỉ muốn bán được nhiều TĂCN thành phẩm nhằm thu lợi nhuận chứ không quan tâm đến việc nguyên liệu sẵn có trong nước thừa thiếu thế nào.rước tiên, đó là sự mất cân bằng trong thị phần sản xuất và thị trường. Theo thống kê, hiện Việt Nam có trên 200 nhà máy sản xuất TĂCN, trong đó, thuộc sở hữu của các doanh nghiệp trong nước chiếm phần lớn, thế nhưng về thị phần lại rất lép vế, khi chỉ khoảng trên 30%, còn lại là của các doanh nghiệp FDI. Do vậy, hoàn toàn mất khả năng điều phối thị trường TĂCN.
TĂCN chiếm trên 70% giá thành sản xuất, vì vậy, chỉ cần một động thái lên giá nhỏ cũng khiến ngành gặp nhiều trở ngại và lợi nhuận của người chăn nuôi giảm đáng kể. Trước tình hình giá sản phẩm chăn nuôi lao dốc như hiện nay, nhất là heo nuôi thì giá TĂCN đang được “soi” nhiều nhất, khi mà người chăn nuôi Việt Nam trắng tay bởi giá đầu ra xuống quá thấp.
Trả lời một bài báo, TS Ðặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn thừa nhận, ngành chăn nuôi hiện nay phụ thuộc lớn vào thức ăn nhập khẩu nên giá trị của ngành không cao, chỉ lấy công làm lãi. Trong 5 năm trở lại đây, giá TĂCN liên tục tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển của ngành, mang lại giá trị gia tăng thấp cho người chăn nuôi trong nước.
Nhìn đến tận cùng có thể thấy, một số vùng sản xuất TĂCN trong nước không phát triển được vì năng suất cây trồng kém, người dân không có “đất” tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu TĂCN cho doanh nghiệp. Trong chuỗi phát triển, người chăn nuôi như con gà đẻ trứng vàng cho các doanh nghiệp sản xuất TĂCN, thế nhưng khi bùng phát khủng hoảng, họ lại là những người chịu thiệt thòi, còn doanh nghiệp đứng ngoài cuộc, như với người nuôi heo hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề TĂCN được nhiều bộ đồng quản lý, vậy sao không thể bình ổn được? Thậm chí, để giúp ổn định chăn nuôi heo, Bộ NN&PTNT đã phải lên tiếng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi điều chỉnh giá nhằm hỗ trợ người chăn nuôi. Mới đây, Bộ Tài chính có công văn gửi các doanh nghiệp TĂCN đề nghị kiểm soát chặt các yếu tố hình thành giá khi xây dựng phương án giá. Ðồng thời rà soát, tính toán và có các giải pháp công nghệ, quản lý phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giá bán sản phẩm TĂCN; Không điều chỉnh tăng giá bán khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi. Vấn đề đáng nói là dù rằng cách đây hai năm, Bộ Tài chính đã đưa thuế VAT với nhập khẩu nguyên liệu TĂCN về 0%, thế nhưng mặt bằng giá TĂCN vẫn ở mức cao. Khi mọi vấn đề đều do doanh nghiệp tự quyết thì việc người chăn nuôi thua thiệt sẽ khó có hồi kết.
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn