19:48 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người dân Hà Tĩnh quay quắt trong nắng hạn

Thứ sáu - 28/06/2019 03:36
Đã gần 1 tháng nắng nóng kéo dài, đặc biệt hơn hai tuần nay, nền nhiệt bình quân luôn nằm ở ngưỡng trên 35 độ C, có ngày lên đến 40 - 43 độ C, biến Hà Tĩnh thành một “chảo lửa”, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn, giếng cạn khô, ruộng đồng nứt nẻ.

a1.jpg
3 sào chè của gia đình chị Phạm Thị Châu, thôn Tân Tiến (Kỳ Thượng - Kỳ Anh) khô cháy.

 

Giếng trơ đáy, cây cối héo mòn vì hạn hán khốc liệt

Nhìn 3 sào chè ở vùng đồng Tràm đang héo rũ, nhiều diện tích đã cháy khô, chị Phạm Thị Châu ở thôn Tân Tiến (xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh) như “ngồi trên lửa”. 3 sào chè này được gia đình chị trồng từ năm 2013 ở vùng tập trung mới được quy hoạch trồng mới của xã.

Chị Châu cho biết: “Khô hạn kéo dài cộng với đợt nắng nóng có nhiệt độ thường xuyên trên 40 độ C khiến chúng tôi không có cách gì để chống hạn cho cây trồng. Mặc dù gần đây có suối Rào Trổ, nguồn nước khá dồi dào nhưng lại chưa có đường điện để đầu tư thiết bị bơm tưới. Chỉ thêm ít ngày nắng nữa, toàn bộ diện tích này có khả năng sẽ chết cháy. Biết bao công sức, vốn liếng đổ ra cho đồi chè này sắp đổ sông, đổ biển”.

Còn tại “chảo lửa” Hương Khê, gần 2 tháng nay không có trận mưa nào lớn khiến cho nguồn nước sản xuất tại các hồ đập hầu hết xuống dưới mực nước chết, giếng khơi cạn trơ đáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Ông Lê Đình Thông ở xóm 9 (xã Hương Thủy) vừa xách can nước đi xin ở nhà hàng xóm về vừa nói: “28 năm sống ở đây chưa bao giờ tôi thấy hạn hán khốc liệt như năm nay. Giếng nhà tôi đã trơ đáy hơn một tuần”.

Theo ông Thông, sau khi giếng đào cạn, ông thuê người về khoan giếng mới nhưng khoan đến 60m vẫn không có nước nên đành bỏ cuộc, xách can đi xin hàng xóm để nấu ăn; còn nước tắm, giặt ông phải đi chở ở các sông suối trong vùng.

a3.jpg

Người dân xã Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh đang phải đi xin từng can nước về sinh hoạt.

Trong tháng 4/2019, đối chiếu dữ liệu lịch sử, ngành khí tượng khẳng định khu vực huyện Hương Khê xảy ra nắng nóng cao nhất trong lịch sử ở Việt Nam, với nhiệt độ lên tới 43,4 độ C.

Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê, cho hay, nắng hạn gay gắt thời gian qua đã khiến 1.000ha đậu, ngô; 300ha cây ăn quả có múi và 500ha lúa hè thu kém phát triển, thiếu nước nghiêm trọng.

“Nếu nắng nóng còn kéo dài thêm một tuần nữa, không chỉ những diện tích trên bị cháy lá mà hàng nghìn hecta cây trồng khác cũng sẽ kém phát triển, ảnh hưởng đến năng suất”, ông Vinh lo lắng.

Giám đốc HTX cam khe mây Long Nhâm (xã Hương Đô) thở dài: “68ha cam năm nay rất sai quả, kỳ vọng sẽ cho vụ mùa bội thu, nhưng nắng hạn hơn một tháng qua đã gây thiệt hại khoảng 40-45% năng suất của vườn cây”.

Hiện mực nước của hơn 90% hồ đập trên địa bàn Hương Khê đã xuống dưới 40% dung tích thiết kế; có đến 27/68 hồ ở mực nước chết và hàng chục hồ không thể khai thác do mực nước quá thấp. Điển hình là các hồ, đập: Z20, Cây Chanh - xã Hương Thủy; Nước Đỏ - Lộc Yên; đập Phụ - Hương Xuân; đập Nhà Lào - Phú Phong; đập Maka, Òng Đọn…

Không chỉ thiếu nước tưới sản xuất, hơn 40% giếng đào của người dân các xã Hà Linh; Phương Mỹ; Hòa Hải; Hương Lâm, Hương Liên, Hương Thủy… đã cạn trơ đáy, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng hơn một tuần nay.

Tích cực thực hiện các giải pháp phòng, tránh

Theo lãnh đạo Chi cục Thú y Hà Tĩnh, khi diễn biến dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp cộng với việc thời tiết thất thường sẽ làm nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao, vì thế, các hộ chăn nuôi cần tăng cường vệ sinh phòng bệnh, tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại và vùng trọng điểm.

Trong đợt nắng nóng đang diễn ra, Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh đã theo dõi, đôn đốc các đơn vị quản lý khai thác thực hiện đúng quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; theo dõi tình hình điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, chống hạn trong mùa khô và tình hình sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

a2.jpg
Nắng nóng kéo dài khiến ruộng đồng nứt nẻ, thiếu nước.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, cho biết: Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài gần một tháng qua không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mà còn tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp, các địa phương, doanh nghiệp, hộ sản xuất trong tỉnh đã và đang chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ cây trồng - vật nuôi nhằm giảm thiệt hại. Ngành chuyên môn ở Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn như ngăn đập, hồ để tích trữ nước phục vụ tưới tiêu; tập trung phòng chống cháy rừng và chủ động đối phó với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng...

Đến nay, khu vực Bắc Trung Bộ đã gieo cấy được khoảng 340 nghìn hecta lúa hè thu, đạt 72,6% kế hoạch. Theo Tổng cục Thủy lợi, hiện nay khu vực này đang có 19.180ha bị hạn hán, thiếu nước. Dự báo, đến cuối mùa khô sẽ có khoảng 52.180 ha sẽ bị hạn hán, thiếu nước.

Để hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, Tổng cục đề nghị các địa phương thường xuyên kiểm kê nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn; khoanh vùng diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước; xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể cho từng vùng...

Theo Trà Giang/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 63


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1210071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72892780