02:00 EDT Thứ sáu, 10/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nghèo cần “lưới an toàn” để bảo vệ

Thứ bảy - 28/07/2012 03:08
Đánh giá cao công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam, song bà Pamela Cox, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng, để xoá đói giảm nghèo bền vững, Việt Nam nên thành lập “lưới an toàn cho người có thu nhập thấp”.
Người nghèo cần “lưới an toàn” để bảo vệ

Người nghèo cần “lưới an toàn” để bảo vệ

Bà đánh giá thế nào về kết quả xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam?
WB đánh giá rất cao công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Theo tôi được biết, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam mỗi năm một giảm. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận.
Một phần trong số vốn ODA mà Việt Nam vay của các nhà tài trợ được sử dụng để xoá đói giảm nghèo. Chính phủ các nước cung cấp nguồn vốn ODA bằng tiền thuế của người dân nước họ đóng góp nên họ muốn đồng vốn cho vay mang lại những kết quả thiết thực cho người dân tại những nước tiếp nhận vốn ODA. Các nhà tài trợ vốn ODA đã nhìn thấy điều này ở Việt Nam và đây là điều hết sức tuyệt vời cho cả ba phía: nhà tài trợ - Chính phủ Việt Nam - người dân được thụ hưởng.
Tuy nhiên, trong nhiều năm vừa qua do lạm phát tăng nên tình trạng tái nghèo tái diễn. Theo bà, Việt Nam nên ưu tiên mục têu tăng trưởng kinh tế hay kiềm chế lạm phát?
Lạm phát tác động tiêu cực đến người nghèo, người có thu nhập từ mức trung bình trở xuống nhiều hơn so với phần còn lại. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến người có thu nhập từ mức trung bình khá trở lên nhiều hơn so với phần còn lại. Vì vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nước ở từng thời kỳ, đôi khi có sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Theo tôi, để bảo đảm xoá đói giảm nghèo bền vững, quan trọng là phải duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý nhưng phải kiểm soát được lạm phát.
Tốc độ lạm phát của Việt Nam trong năm 2010 và 2011 ở mức rất cao (tăng tổng cộng khoảng 30%). Thấy rõ được lạm phát tác động rất lớn đến thành quả tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là tác động xấu đến đối tượng có thu nhập thấp, Chính phủ đã sử dụng nhiều chính sách, đặc biệt là việc thắt chặt chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nên năm 2012, bước đầu, Việt Nam đã đẩy lùi được lạm phát.
Bà có khuyến nghị gì với Chính phủ Việt Nam?
Tôi vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và một số bộ ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… Tại các buổi làm việc này, tôi đề xuất Chính phủ nên xây dựng “lưới an toàn cho người có thu nhập thấp” tương tự như nhiều nước đang thực hiện để bảo vệ người có thu nhập thấp.
Cụ thể là sử dụng chính sách gì, thưa bà?
Ở nước nào cũng vậy, người nghèo và những người đứng ở ngay trên ngưỡng nghèo (Việt Nam gọi là cận nghèo) chỉ cần cú sốc về tài chính cá nhân, tăng trưởng kinh tế suy giảm hay lạm phát tăng cao thì ngay lập tức người nghèo sẽ trở thành người đói còn người cận nghèo sẽ trở thành người nghèo.
Để tránh tái nghèo, tái đói, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên xây dựng “lưới an toàn” để bảo vệ không chỉ người nghèo mà cả những người cận nghèo bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện Indonesia đang triển khai Chương trình Phát triển định hướng cộng đồng. Chính phủ nhiều nước sử dụng biện pháp hỗ trợ tiền mặt có điều kiện cho người nghèo và người cận nghèo. Cụ thể, Chính phủ cấp một khoản tiền nhỏ định kỳ cho hộ gia đình nghèo để họ có khoản tiền tối thiểu cho con em tiếp tục đi học, chữa bệnh... Với chính sách này, trong những thời điểm khó khăn nhất người nghèo và người cận nghèo vẫn có đủ chi phí để đáp ứng được nhu cầu giáo dục, khám chữa bệnh… Đây là cách tốt nhất để cho người dân thoát khỏi nghèo đói một cách bền vững và không bị tái nghèo khi có cú sốc về tài chính cá nhân, không trở thành nạn nhân của suy giảm kinh tế hay lạm phát tăng cao.
Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện khá nhiều chính sách an sinh xã hội như miễn học phí cho con em gia đình nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo… Đây chính là “lưới an toàn cho người có thu nhập thấp”, thưa bà?
Tôi được biết Việt Nam có khá nhiều chính sách hỗ trợ cả trực tiếp lẫn gián tiếp cho người nghèo, người cận nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế thì do lạm phát 2 năm qua quá cao đã khiến một bộ phận người dân bị tái nghèo, tốc độ xoá đói giảm nghèo cũng bị giảm xuống. Điều này chứng tỏ “lưới an toàn” chưa thực sự an toàn. Vì vậy, tôi cũng đã trao đổi với các cơ quan chức năng của Việt Nam là tiếp tục nghiên cứu cách thức bảo vệ người nghèo của nhiều nước trên thế giới để tìm ra phương án tối ưu và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng cần phải có phương án bảo vệ người nghèo hữu hiệu, có cách thức xoá đói giảm nghèo hiệu quả và bền vững mới bảo vệ được thành quả phát triển kinh tế mà Việt Nam đạt được trong những năm vừa qua.
Để tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam đang bắt tay vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. WB có chương trình giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước không, thưa bà?
Tôi được biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”. Với Đề án này, Chính phủ Việt Nam thể hiện rõ quan điểm tái cấu trúc mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau như đẩy mạnh cổ phần hoá, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp; thậm chí là giải thể, phá sản đối với những doanh nghiệp hoạt động yếu kém, không thể tái cơ cấu được mà Nhà nước không cần thiết phải nắm giữ vốn. Theo tôi, đây là Đề án rất quan trọng, bởi trên cơ sở nền tảng của Đề án này, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lập sẽ xây dựng đề án tái cơ cấu của riêng mình.
WB sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Trước mắt, chúng tôi sẵn sàng cung cấp những kinh nghiệm tái cơ cấu doanh nghiệp mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thành công và nếu cần WB sẵn sàng gửi chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp sang để trực tiếp giúp đỡ Việt Nam tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Theo baodautu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 21229

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 491025

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60812982