20:36 EST Thứ ba, 31/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người phụ nữ nghèo làm giàu từ nuôi dê

Thứ tư - 20/09/2017 08:17
Qua 7 năm áp dụng mô hình chăn nuôi dê vỗ béo khép kín, gia đình bà Loan đã vươn lên trở thành hộ khá, giàu tại địa phương.

 

Điển hình là hộ bà Lê Thị Kim Loan, từ một hộ nghèo, qua 7 năm áp dụng mô hình chăn nuôi dê vỗ béo khép kín đã giúp gia đình bà vươn lên trở thành hộ khá, giàu tại địa phương.

2 chuồng dê nái sinh sản và dê đực vỗ béo được gia đình bà Lê Thị Kim Loan ở xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận nuôi theo mô hình khép kín.

 

nguoi phu nu ngheo lam giau tu nuoi de hinh 1
Mô hình nuôi dê vỗ béo khép kín. (Ảnh minh họa: KT)
Bà Loan cho biết, trước đây gia đình bà thuộc hộ nghèo trong thôn, đầu năm 2010, bà được Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội huyện Ninh Phước cho vay 10 triệu đồng; dự án hỗ trợ Tam nông cho vay 15 triệu đồng để chăn nuôi dê theo mô hình vỗ béo tại nhà.

Nhờ chăm chỉ làm ăn và thường xuyên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Trung tâm khuyến nông huyện tổ chức, bà đã tích lũy được kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn dê, nhờ đó, đàn dê phát triển khỏe mạnh và không bị dịch bệnh.

“Ban đầu nuôi dê cũng khá vất vả, mấy năm trở lại đây chăn nuôi phát triển, cuộc sống gia đình đã khá hơn, qua được cái khổ cái nghèo. Tất cả có được là nhờ vào việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi”, bà Loan cho biết.         

Từ khi được tập huấn kỹ thuật trong chăn nuôi, bà Loan thực hiện nghiêm ngặt nội quy chuồng nuôi theo quy trình phòng dịch như vệ sinh chuồng trại, khử trùng, tiệt trùng đến khâu cho ăn và bố trí bể chứa nước uống hợp lý…nhờ đó, đàn dê ít bị bệnh và sinh sản, phát triển tốt.

Nhận thấy việc chăn nuôi hiệu quả, bà Loan tiếp tục mở rộng thêm chuồng nuôi và chuyển 2 sào trồng cây táo sang trồng các loại cỏ để có thức ăn tươi cho đàn dê. Từ 6 con dê nái ban đầu, đến nay đã phát triển lên 30 con nái. Riêng dê đực và dê thịt mỗi năm xuất bán trên 50 con, thu lãi hơn 70 triệu đồng. Sắp tới bà Loan tiếp tục mở rộng ra thêm 2 chuồng nữa để nuôi dê sinh sản.

Bà Trương Thị Mai Dung, Chủ tịch hội Phụ nữ xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cho biết, sau nhiều năm kinh nghiệm và qua các lớp tập huấn của dự án tam nông, chị Loan đã áp dụng tốt kỹ thuật đưa việc chăn nuôi đạt hiệu quả hơn.

Từ một hộ nghèo, nhờ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và chăm chỉ làm ăn, đến nay, gia đình bà Lê Thị Kim Loan đã có cuộc sống ổn định, xây dựng được ngôi nhà khang trang. Những nỗ lực vươn lên thoát nghèo của bà Lê Thị Kim Loan là tấm gương điển hình để chị em địa phương học tập, góp phần phát triển kinh tế gia đình và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương./.

 

Theo vov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 125

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 0

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73042102