09:29 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều người 'sa bẫy' thương mại điện tử đa cấp

Thứ sáu - 13/07/2012 05:25
Chi bạc triệu mở gian hàng rồi kiếm tiền bằng việc lôi kéo thành viên khác, nhiều người trót tham gia rồi bức xúc vì tiền mất tật mang. Kiểu thương mại điện tử đa cấp này cũng là mối rủi ro không nhỏ cho khách mua sắm online.


Nguy cơ mất tiền oan vì mở gian hàng online đa cấp

Hàng trăm độc giả đã chia sẻ ý kiến sau khi VnExpress phản ánh về hình thứcmôi giới mở gian hàng online ở Bình Dương. Không ít trong số này bày tỏ chính họ từng mắc bẫy kiểu thương mại điện tử đa cấp như vậy.

Độc giả Trịnh Thu Trang cho biết đã đóng 5,2 triệu đồng để gia nhập một công ty mua bán online ở Hà Nội. Chị được hứa hẹn kinh doanh trên đó rất dễ dàng, lượng người truy cập lớn nên khách hàng phong phú. Với mỗi người cùng tham gia, chị Trang được hưởng 1,5 triệu tiền hoa hồng, và sẽ tăng thêm 200.000 đồng nếu mời được một cặp.

Sau khi mở gian hàng, chị Trang thấy chẳng bán được mấy sản phẩm vì lượng khách ghé sàn quá ít. Nói chuyện với quản lý website để lấy lại 5,2 triệu đồng và trả gian hàng chỉ sau một tuần sử dụng, thậm chí chịu phạt tiền song chị Trang bị từ chối thẳng thừng vì đơn phương phá hủy hợp đồng.

Người tiêu dùng cần cảnh giác và tìm hiểu kỹ khi tham gia vào các sàn thương mại điện tử. Ảnh minh họa.

Chia sẻ trên diễn đàn bạn đọc VnExpress, độc giả có nickname sukha3031 khuyến cáo các thành viên khác không nên tham gia vào một sàn thương mại điện tử mới thành lập ở Hải Phòng. Sukha3031 từng là thành viên tại đó, sau khi đóng 4 triệu gia nhập, đã mời gọi người thân, họ hàng, bạn bè cùng làm để hưởng một triệu tiền môi giới trên mỗi người. Nhưng sau cả tháng hoạt động, kinh doanh online không thu được hiệu quả, toàn bộ thu nhập của độc giả này chỉ trông vào việc lôi kéo thành viên.

"Mất tiền mở gian hàng mà không kinh doanh được đã đành, nhưng đến khi người thân bị mình lôi kéo rơi vào cùng cảnh, họ đều nhìn mình bằng ánh mắt khác, tiền mất tật mang nên anh em cẩn thận nhé", Sukhoi 3031 chia sẻ.

Kiểu lôi kéo thành viên tham gia mở gian hàng trên các website thương mại điện tử không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Từ tháng 4, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương đã liên tục nhận được phản ánh của các tổ chức và cá nhân về hoạt động của một số doanh nghiệp lợi dụng thương mại điện tử để huy động lượng tiền mặt lớn từ mạng lưới người tham gia.

Ông Phạm Trọng Quỳnh, phụ trách kinh doanh của trang web Vatgia cho rằng, việc lôi kéo người tham gia, đa cấp hóa các website thương mại điện tử thường có 2 mục đích. Một là để chủ web thu hút nhiều thành viên, nhờ lượng user và truy cập lớn, trang web đó mới có thể bán được quảng cáo. Hai là câu vốn để duy trì hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu.

"Để một website được nhiều người biết đến cần bỏ nhiều tiền quảng cáo, marketing, thậm chí mở sẵn giao dịch, kinh doanh trên đó. Vì vậy, nhiều người câu thành viên, lấy khoản tiền mà họ đóng vào để làm vốn", ông Quỳnh nói.

Tuy nhiên, ông Quỳnh cho rằng, cách làm đó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hầu hết chủ website không ràng buộc và quan tâm thành viên kinh doanh gì trên đó. Người tham gia cũng không chú trọng đến bán hàng online mà chỉ mải lôi kéo người khác nhằm hưởng chênh lệch. Như vậy, vô hình chung, hai bên có thể làm tổn hại hình ảnh, uy tín của nhau.

Ngoài ra, theo ông Quỳnh, đa phần các thành viên gia nhập mô hình này đều "đâm lao theo lao". Vì khoản tiền trót đóng vào đó rồi, không lấy ra được nữa nên nhiều người đành lôi kéo người khác tham gia để "gỡ gạc" bằng tiền hoa hồng. Nhưng nguy hiểm nhất, khách của những gian hàng online đó khi gặp rủi ro sẽ không được cơ quan, công ty nào đứng ra bảo vệ.

Bản thân đại diện của Vatgia và Chodientu đều khẳng định, không có chuyện thành viên tham gia trang thương mại điện tử của họ, kiếm lợi nhuận, hưởng hoa hồng bằng cách lôi kéo thành viên khác. Ông Quỳnh cho biết, khi mới ra đời, Vatgia không thu phí của người tham gia. Còn hiện nay, chi phí thuê gian hàng trên đó là một triệu đồng mỗi tháng, cước đăng tin từ 5.000 đồng đến 15.000 đồng một lần. Trong khi đó, tại Chodientu, khách hàng chỉ mất tiền khi mở gian hàng chuyên nghiệp với 4 triệu đồng trở lên một năm.

"Thành viên tham gia được chúng tôi kiểm tra kỹ giấy phép kinh doanh, 2 bên ký hợp đồng, ràng buộc rõ nội quy. Vì vậy, khi khách hàng mua sắm trên đó, nếu có vấn đề gì, website có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng", bà Cồ Minh Huyền, phụ trách truyền thông của công ty Peacesoft, công ty sở hữu Chodientu cho biết.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương cho biết, Cục đã nắm rõ vấn đề thương mại điện tử đa cấp và đang trong quá trình rà soát, kiểm tra.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đang phối hợp với cơ quan pháp luật hoàn thiện nghị định luật thương mại điện tử để trình Chính phủ xem xét. Trong đó quy định rõ phạm vi, yêu cầu của hình thức thương mại điện tử đa cấp, bán gian hàng ảo, chiết khấu hoa hồng cho việc lôi kéo thành viên tham gia... Điều đó nhằm bảo vệ quyền lợi của thành viên tham gia, đưa mô hình này hiệu quả hơn cũng như tránh việc doanh nghiệp lợi dụng để thu tiền không minh bạch từ người tiêu dùng. Song trước mắt, ông Trần Hữu Linh cho rằng, cá nhân có ý định tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin, điều khoản ràng buộc trước khi "đặt bút ký".

Theo quy định của Thông tư 46/2010/TT-BCT, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương thực hiện việc xác nhận đăng ký cho các sàn giao dịch thương mại điện tử. Đó là là các website trên đó cá nhân, thương nhân, tổ chức không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình cho người khác. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư không bao gồm quy định về các giao dịch trong đó thành viên trên website tham gia môi giới, kiếm lời từ hoa hồng trả cho việc giới thiệu người tham gia. Do đó, Cục không xác nhận đăng ký dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử cho những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình nêu trên.

Xuân Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138


Hôm nayHôm nay : 39744

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 946235

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72628944