09:45 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhọc nhằn người sản xuất rau hữu cơ ở Bắc Ninh

Thứ năm - 16/05/2019 09:23
Đam mê sản xuất hữu cơ ngay tại TP. Bắc Ninh, nhưng khi “vào cuộc” mới thấy hết muôn vàn khó khăn của lối canh tác bền vững này.

Chị Tô Thị Thu, khu Đồng Quan, phường Vạn An, TP. Bắc Ninh (Bắc Ninh), cho biết, cả 2 vợ chồng chị cùng học ở Học viện Nông nghiệp, ra trường kết hôn, lại cùng đam mê sản xuất sạch.

img_5856-1.JPG

 Chị Thu và kỹ sư Học viện Nông nghiệp (áo nâu) thăm vườn rau trong nhà lưới.             

Vì vậy, năm 2003, chị thuê 3 mẫu đất ở trong làng để canh tác rau an toàn, cung cấp cho 9 trường mầm non và tiểu học quanh vùng. Tuy nhiên, năm 2006 phải tạm dừng lại, do 2 con còn bé, và 2 bố mẹ già phải trông nom. Chồng chị là thạc sỹ ngành nông nghiệp, phải tham gia giảng dạy 10 lớp sản xuất rau an toàn cho Thành phố nên rất bận.

Mặt khác, thời điểm này, rau sạch, rau bẩn còn lẫn lộn, nên đầu ra rất bấp bênh. Ngoài ra, còn thiếu người quản lý, nên chị Thu phải đích thân đem rau đi bán ở chợ đêm (chợ Nhớn), TP. Bắc Ninh, với giá rẻ như bèo: 5.000 đồng, có lúc 2.000 đồng/kg cũng phải bán, để thu hồi vốn.

Song, niềm đam mê sản xuất sạch, bền vững của 2 vợ chồng chị vẫn không dứt. Vì vậy, năm 2015, anh chị lại bắt tay sản xuất rau hữu cơ.

Theo đó, chị Thu đã thuê 5.000 m2 đất để canh tác hữu cơ, nhưng muôn vàn nhọc nhằn lại ập đến, do canh tác hữu cơ phải cải tạo đất rất lâu. Trong khi chờ phơi đất (2 năm ròng rã), chị tranh thủ  làm nhà xưởng để sản xuất. Song, lại bị mọi người dị nghị.

Nguyên do, đây là đất nội thành Bắc Ninh, rất nhạy cảm, nên không ít người bàn tán, chắc là “mượn cớ” thuê đất để chiếm dụng làm nhà ở.  

Vì vậy, đã có rất nhiều đoàn kiểm tra yêu cầu dừng lại, và chị phải xuất trình giấy tờ, giải thích, gây lãng phí thời gian, tâm lý chán nản.

Vượt lên khó khăn, năm 2017 – 2018, chị Thu đã có các loại rau như:  các loại cải, dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót; rau thơm các loại; rau sống các loại. Trung bình 2tấn/vụ, với giá bình quân 25 – 30.000 đồng/kg.

img_5889.JPG

 Kỹ sư nông nghiệp lắp đặt dàn phun nước                                                                                                                              

Tưởng như vậy đã hết khó khăn, nhưng sau 2 năm sản xuất, mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình canh tác hữu cơ, song, các loại rau của chị vẫn chỉ đạt chuẩn VietGAP.

“Hoá ra, rau hữu cơ chưa đạt ở khâu cải tạo đất, thời gian phơi đất 2 năm là chưa đủ. Không riêng Bắc Ninh, mà ngay cả Hà Nội, hay bất kỳ một địa phương nào trên cả nước, nhất là nơi có nhiều khu công nghiệp, thời gian cải tạo đất, ít nhất phải 4 năm trở lên.

Do vậy, để đạt chuẩn 100% rau hữu cơ, trước mắt, mình thu dọn vườn,  chờ thêm 2 năm, thậm chí là 3 năm nữa, và quyết tâm theo đuổi canh tác hữu cơ, bao giờ đạt chuẩn GlobanGAP mới thôi”- chị Thu chia sẻ. 

 

Theo Dương An Như/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 253


Hôm nayHôm nay : 51429

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 965988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71193303