“Nữ tướng” gương mẫu
Là người năng nổ, nhiệt tình, luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu, năm 2001, chị Hoàng Thị Nga, thôn Đan Thượng, xã Phú Thịnh (Vĩnh Tường) đã được người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Đan Thượng. Sau gần 10 năm trên cương vị Chi hội trưởng, chị đã giúp đỡ cho hàng chục gia đình phụ nữa thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hội Phụ nữ xã Đạo Tú (Tam Dương, Vĩnh Phúc) được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chọn làm mô hình điểm Câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nylon”. Ảnh: V.T
Diện mạo của thôn Mới có nhiều khởi sắc, đường làng, ngõ xóm ngày càng khang trang, nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, thu nhập bình quân đầu người tăng, đạt 31 triệu đồng/năm… |
Nhờ đó, năm 2011 chị được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Thịnh. Trên cương vị mới, chị đã cùng với Ban chấp hành Hội quan tâm, nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện, xây dựng quỹ Hội, các tổ tiết kiệm vay vốn. Mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, đưa các cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất. Xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch", "Tự tin- trung hậu - đảm đang", "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".
Từ năm 2014 đến nay, chị kiêm nhiệm chức Trưởng thôn Đan Thượng, chị luôn tôn trọng và lắng nghe nhân dân, gương mẫu trong mọi nhiệm vụ. Nhờ vậy, nhiều công việc ở thôn mặc dù ban đầu gặp nhiều khó khăn, song chị Nga cùng đội ngũ cán bộ thôn đã giải quyết nhanh chóng, hợp lý.
Còn nhớ, năm 2016 Phú Thịnh triển khai xây dựng NTM. Cùng với chính quyền, cấp ủy trong thôn, chị Nga tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa của chương trình, tích cực đóng góp ngày công, hiến đất và tiền mặt để hoàn thành các tiêu chí. Cụ thể toàn thôn có 71 hộ tự nguyện hiến trên 2.000m2 đất, đóng góp xây dựng nhà văn hóa trị giá 750 triệu đồng.
Năm 2017, thôn được xã Phú Thịnh chọn làm điểm chương trình dồn điền đổi thửa (DĐĐT), chị Nga được bầu giữ chức Phó Tiểu ban. Để người dân hiểu rõ chủ trương, chị đã cùng cùng tiểu ban DĐĐT của thôn không quản khó khăn, "đi từng ngõ, gõ từng nhà", vận động cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân hiểu được ý nghĩa của việc DĐĐT. Nhờ sự sâu sát, thấu tình đạt lý của đội ngũ cán bộ thôn, đến nay, Đan Thượng đã cơ bản hoàn thành việc DĐĐT. Năm 2017, chị được Huyện hội trao tặng giấy khen do có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào phụ nữ tại địa phương.
Giỏi việc nước, đảm việc nhà
Tương tự chị Nga, chị Phạm Thị Nhàn - Trưởng thôn Mới, xã Hoàng Đan (Tam Dương) luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương, nhất là trong phong trào xây dựng NTM.
Được biết, thôn Mới có 128 hộ/500 khẩu. Bắt tay vào xây dựng NTM, thôn gặp không ít khó khăn do kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, không có nghề phụ, thu nhập bình quân chỉ đạt hơn 18 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, một số hộ dân chưa hiểu rõ về chủ trương xây dựng NTM nên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Trước thực trạng đó, Trưởng thôn Phạm Thị Nhàn và các đồng chí trong ban phát triển thôn rà soát trong những tiêu chí chưa đạt để lựa chọn tiêu chí dễ làm trước làm đâu chắc đó. Từ việc xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đến việc hạch toán chi phí thực hiện từng tiêu chí đến kiểm tra, giám sát, thẩm định đều được đưa ra bàn bạc công khai trong toàn thôn, khi đã đi đến thống nhất mới triển khai thực hiện. Đến nay, thôn có hơn 100 hộ tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công xây dựng NTM.
Cụ thể, từ năm 2011- 2017, nhân dân trong thôn đã đóng góp được gần 400 triệu đồng, ủng hộ hàng trăm ngày công, hàng tấn vật liệu xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nhà văn hóa thôn, xây hơn 20m cống rãnh…
Dẫn chúng tôi đi thăm nhà văn hóa thôn vừa được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa, Trưởng thôn Phạm Thị Nhàn phấn khởi cho biết: Theo quy hoạch nhà văn hóa thôn liên quan đến diện tích đất của 4 hộ dân sống xung quanh. Ban đầu, do chưa hiểu rõ về mục đích của chương trình xây dựng NTM nên 2 trong số 4 hộ dân chưa chịu bàn giao diện tích đất nằm trong quy hoạch. Song khi được giải thích hợp tình, hợp lý, họ không chỉ tự nguyện bàn giao đất, có hộ còn tự nguyện hiến đất, ủng hộ tiền, ngày công để nhà văn hóa hoàn thiện đúng tiến độ. Nên chỉ trong 3 tháng, nhà văn hóa thôn rộng hơn 500m2, trị giá hơn 300 triệu đồng đã hoàn thành đúng tiến độ.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn