04:20 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những câu hỏi của hạt gạo

Thứ ba - 25/06/2013 23:50
Hạt thóc trang nghiêm trong Quốc huy dân tộc, hạt gạo bình dị trong mỗi bữa cơm ăn hằng ngày. Cây lúa, hạt gạo ngàn đời cho no ấm, nông dân giàu là gốc của bình yên.

 

Muốn đủ gạo ăn, nước ta phải có chí ít 3,2 triệu ha đất chuyên canh 2 vụ lúa, diện tích ấy khó giữ được, nếu tiếp tục lấy đi 1%/năm như 10 năm qua. Đã có nhiều chính sách được ban hành, nhiều khẩu hiệu được nêu lên nhưng đất 2 lúa vẫn mất. Và nhãn tiền khi đô thị hóa ào ạt, tương ứng có rất nhiều nông dân nghèo đi không sao cưỡng được. Đã 20 năm Việt Nam xuất khẩu gạo, xếp vị trí số 2 trên thế giới. Hương vị gạo đã đi xa, nhưng có một thực tế vẫn đang diễn ra là: Hạt gạo vẫn bị bóp giá, người làm ra hạt gạo cũng chung số phận; giá thóc, giá gạo vẫn “bập bềnh”, người trồng lúa vẫn thua thiệt.

Nhìn đi phải nhìn lại, nông dân được chăm lo rất nhiều: Đảng có những nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ cũng có nhiều quyết định với mục đích bảo vệ quyền lợi nông dân: Quy định phải mua lúa với mức giá người nông dân có lãi 30% so với giá thành; ứng tiền ưu đãi cho doanh nghiệp mua tạm trữ khi giá lúa thấp; khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân… Tuy nhiên, các cơ quan giúp việc của Chính phủ chưa hoàn toàn sát với thực tế; có nhiều tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội liên quan đến “tam nông”, nhưng vẫn tìm chưa ra “nhạc trưởng”. Trong chuỗi giá trị hạt thóc, hạt gạo, người nông dân là chủ thể nhưng không có quyền định giá!

Có nhiều câu hỏi lớn: Vì sao, nước ta xuất khẩu gạo nhiều thứ 2 thế giới mà nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn quá nghèo? Nông dân Bắc Bộ, nhiều nơi phải nhập khẩu 50 - 60% giống lúa lai của Trung Quốc? Đã 20 năm xuất khẩu, đến nay, gạo Việt Nam vẫn mang thương hiệu nhờ? Việc mua lúa tạm trữ để nông dân có lãi 30%, giá đầu vào đã tính đủ chưa? Sự bất an lớn là 10 năm qua, người trồng lúa thu nhập chỉ tăng gần 3 lần, trong khi, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu nhập tăng đến 90 lần?... Chừng nào tất cả những câu hỏi đó không được trả lời minh bạch và thỏa đáng thì gạo xuất khẩu vẫn bán với giá bèo.

Câu chuyện “lên ngôi” của ngành lúa gạo Việt Nam, đến nay, đã có nhiều “nút thắt” phải tháo gỡ, không thể ngồi chờ… Để người nông dân giàu lên từ hạt thóc rất cần hiệp hội “người trồng lúa”, và Hội Nông dân là thành viên chủ lực tham gia trong chuỗi giá trị của hạt gạo: Từ đất, nước, phân, cần, giống tới việc bán, mua, xuất khẩu,… Trong vai trò ấy, Đảng và Nhà nước cần trao quyền cho Hội Nông dân, đồng thời Hội phải chủ động tập hợp, tổ chức nông dân “đi lên hợp tác, bước ra thị trường; chuyển đổi tư duy từ “khối lượng” – an dân sang “giá trị” - làm giàu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 291


Hôm nayHôm nay : 32500

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646451

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70873766