04:47 EDT Thứ hai, 01/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những người "vác tù và..."

Thứ sáu - 21/06/2013 04:52
Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều cán bộ, đảng viên tận tâm với công việc, không quản ngày đêm làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức tham gia xây dựng NTM.
Không quản sớm, trưa
Đến thôn La Thạch, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, ai cũng nhận thấy rõ những đổi thay từ đường làng đến ngõ xóm đều được trải bê tông rộng rãi, sạch đẹp. Theo lời giới thiệu của người dân trong thôn, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Viên, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn La Thạch, người có công lớn trong việc vận động nhân dân tham gia đóng góp làm đường. Sắp xếp đống tài liệu, sổ sách qua một bên, ông Viên tươi cười trò chuyện với khách. Ông kể, khi Huyện ủy Đan Phượng có Chỉ thị 06 về xây dựng, chỉnh trang thôn, phố xanh - sạch - đẹp, với cương vị là lãnh đạo thôn, tôi đã suy nghĩ, trăn trở phải làm sao chớp cơ hội này để cải thiện hệ thống đường sá cho người dân. 
Nghĩ là làm, ông Viên tổ chức họp bàn với chi bộ và các ngành đoàn thể trong thôn để triển khai vận động nhân dân tham gia đóng góp làm đường, có hội nghị họp đến 12 giờ trưa mới xong. Do được bàn dân chủ, công khai, đến tháng 12/2012, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng triển khai, thôn La Thạch đã hoàn thành xây dựng 31 trục đường ngõ, xóm có chiều dài 3.499m, mặt đường rộng bình quân 3,8m. Trong đó, nhân dân tham gia đóng góp trên 3 tỷ đồng và 5.000 ngày công lao động.


Ông Nguyễn Văn Viên chuẩn bị tài liệu để lấy ý kiên người dân trong thôn. Ảnh: Quang Thiện
 Một tấm gương khác là ông Bùi Trung Sử, Bí thư Chi bộ thôn Thượng, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm. Ở tuổi 65 nhưng ông Sử luôn sôi nổi khi nói chuyện về xây dựng NTM. Ông cho biết, trước đây, mỗi đám tang trong xã tổ chức ăn uống linh đình, tới 160 - 240 mâm cỗ. Hậu quả là nhiều gia đình phải đi vay mượn tiền để lo việc tang, nhiều năm sau mới trả hết nợ. Trước thực trạng đó, tháng 8/2011 khi được cử làm Trưởng ban Quản lý xây dựng NTM thôn Thượng, ông Sử đã bàn bạc trong chi bộ quyết tâm xóa bỏ hủ tục này.

Để tạo sự đồng thuận, ông Sử đề nghị Chi bộ thôn thông qua Nghị quyết chuyên đề về xóa bỏ hủ tục trong việc tang, lấy ý kiến người dân, sau đó mới triển khai thực hiện. Khi thôn có đám tang, ông Sử lại mời các thành viên trong Ban Quản lý xây dựng NTM thành lập tổ công tác, trực tiếp xuống đám tang để vận động gia chủ không tổ chức ăn uống. "Buổi chiều, chúng tôi đến trước thời điểm phát tang 30 phút để tuyên truyền, vận động, đến 22 giờ thì về và 5 giờ 30 sáng hôm sau lại đến tuyên truyền và đưa tang" - ông Sử cho biết. Với sự quyết tâm, kiên trì, bền bỉ của ông Sử cùng các thành viên trong Ban, 4 đám tang đầu tiên đã thực hiện thành công theo nếp sống mới. Trên cơ sở đó, UBND xã Tây Tựu lấy làm điểm triển khai ra hai thôn còn lại và đến đầu tháng 2/2012, toàn bộ đám tang trên địa bàn xã đều đã thực hiện theo nếp sống văn minh.
Mong ước giản dị
Tiếp xúc với những người "vác tù và hàng tổng", ai cũng có một mơ ước giản dị nhưng cao cả, đó là làm sao để đời sống của người nông dân ngày một được cải thiện, no ấm, vui tươi. "Nhiều lúc mấy cô con gái động viên bố nghỉ ở nhà cho khỏe, nhưng tôi quan niệm còn ngày nào cống hiến được cho dân, cho làng thì sẽ làm hết sức" - ông Viên tâm sự.
Hay với ông Khuất Duy Tâm - Bí thư Chi bộ thôn Minh Nghĩa, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, mong mỏi lớn là làm sao để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Do đó, ông Tâm cùng với chi bộ thôn đã tổ chức rất nhiều cuộc họp để vận động nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Điều đặc biệt là cuộc họp được tổ chức theo hình thức "dân hỏi Bí thư chi bộ, Trưởng thôn trả lời", sau trực tiếp ông Tâm cùng các lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của thôn xuống từng hộ dân vận động. Mưa dầm thấm lâu, 100% hộ dân trong thôn đã đồng ý thực hiện dồn điền đổi thửa, hiện mỗi hộ chỉ còn 1 - 2 thửa ruộng.
Trên cơ sở dồn điền đổi thửa, ông Tâm còn vận động nhân dân chuyển đổi phương thức canh tác từ cấy lúa sang trồng hoa ly và ngô nếp cho thu nhập cao. Từ năm 2011 đến nay, thôn Minh Nghĩa đã chuyển đổi được 3ha trồng hoa ly và 10ha trồng ngô nếp, trong đó hoa ly cho doanh thu đạt 2 tỷ đồng/ha/năm.
Những niềm vui giản dị đó đã phần nào thể hiện tấm lòng hết mình vì dân, vì nước của những lãnh đạo thôn - người "đầy tớ trung thành của nhân dân". Thiết nghĩ, nếu thôn, xóm nào cũng có những cán bộ nhiệt huyết, không ngại khó, ngại khổ như ông Viên, ông Sử, ông Tâm thì công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn Thủ đô sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.
 
Thắng Văn (ktdt.com.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 103


Hôm nayHôm nay : 6717

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 34030

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64019974