15:00 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những thách thức trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Chủ nhật - 26/03/2017 08:26
Ngày 17-12-2012, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1895/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Theo đó, thành lập 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hậu Giang, Phú Yên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bình Dương, Cần Thơ… Qua gần 5 năm thực hiện đã đạt kết quả khả quan ở một số địa phương như Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh… và để đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, cần có các quyết sách đúng đắn trước những thách thức đặt ra hiện nay.
Nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) trồng cà chua sạch trong nhà kính.

Nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) trồng cà chua sạch trong nhà kính.

Còn nhiều bất cập

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, kết hợp nhiều yếu tố tổng hòa như giống, công nghệ canh tác, tưới tiêu, trình độ nông dân... tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao. Thực tiễn cho thấy, muốn làm tốt NNCNC cần nhiều yếu tố: cơ chế, chính sách sát thực tế, khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN) tham gia; vốn, đất, nguồn nhân lực, công nghệ… Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông nghiệp, trong quá trình triển khai có nhiều bất cập nảy sinh.

Đầu tiên là vấn đề tích tụ ruộng đất. Xét tổng thể nền nông nghiệp nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng. Trong khi trên thực tế, đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, người nông dân không có quyền bán mà chỉ có thể cho thuê hoặc liên kết. Tiếp đến là vốn, DN đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, nhất là các DN nhỏ và vừa vì thủ tục vay vốn ngân hàng còn phức tạp, phải có tài sản bảo đảm mới được vay. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), hiện mới chỉ có hơn 3.600 DN nông nghiệp, chiếm dưới 1% tổng số DN hoạt động (420.251 DN). Nhiều DN chưa “mặn mà” tham gia đầu tư vào NNCNC do vốn ít, thiếu quỹ đất phát triển sản xuất, đầu tư nhiều rủi ro.

Mặt khác, nguồn nhân lực cho NNCNC cũng đang thiếu. Khu vực nông nghiệp - nông thôn nước ta chiếm 70% về diện tích, gần 70% số dân, 46% số lao động cả nước, song phần lớn số lao động trong độ tuổi lại chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho DN nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ cao của Việt Nam còn thiếu định hướng, hạn chế trong vấn đề chuyển giao công nghệ. Các khu NNCNC phát triển thiếu đồng bộ, chưa tận dụng được lợi thế về hạ tầng hay nguồn nhân lực của nhau, dẫn đến sự lãng phí về đầu tư, hiệu quả kinh tế chưa cao. Có nhiều nguyên nhân, như: hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng đều. Lựa chọn mô hình, sản phẩm sản xuất chưa phù hợp. Việc chế biến, bảo quản sản phẩm NNCNC còn ở quy mô nhỏ, phân tán, chưa có các DN, trang trại ứng dụng đồng bộ. Tỷ lệ sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, diện tích cây trồng, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn thấp…

Tháo gỡ bằng cách nào?

Để tháo gỡ những vướng mắc nêu trên, vừa qua, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã tiến hành một loạt các giải pháp hữu hiệu. Tới đây, Chính phủ sẽ triển khai gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các DN thực hiện nhiệm vụ đầu tư vào NNCNC; có những sửa đổi Luật Đất đai phù hợp thực tế hơn, giúp DN tích tụ được ruộng đất để sản xuất lớn.

Về nguồn nhân lực, năm 2017, Bộ NN và PTNT đặt ra mục tiêu hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho hơn 290 nghìn người, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới ba tháng là hơn 210 nghìn người; đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng là 80 nghìn người, nhằm thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghệ cao, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo an đảm an sinh xã hội. Ngoài ra để thúc đẩy liên kết các khu NNCNC, cần thành lập được các chuỗi liên kết dọc và ngang trong sản xuất nông sản, trên cơ sở ứng dụng công nghệ, để tăng hiệu quả vận hành, quản lý chuỗi, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Tăng cường hiệu quả chuyển giao công nghệ cao từ các khu NNCNC đến với người dân, bảo đảm công nghệ được nghiên cứu có địa chỉ và ứng dụng ngay trên thực tế, nâng cao nhận thức về phương thức canh tác mới cho người nông dân…

Mục tiêu của NNCNC là hướng đến chất lượng sản phẩm, năng suất cao, giá trị gia tăng cao với sự tham gia của các chủ thể nông dân, hợp tác xã, DN thu mua phân phối và các đơn vị hỗ trợ công nghệ... Hy vọng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, DN và người dân, việc làm tốt NNCNC sẽ trở thành hiện thực, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Theo Anh Quang/nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: công nghệ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 69


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1322218

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73004927