04:21 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân chưa thoát nghèo trên “tài sản quý báu”

Thứ tư - 26/06/2013 10:11
“Cẩm Yên là xã nghèo thuần nông. Song không bao giờ chúng tôi bỏ ruộng đồng. Chủ trương bám đất, bám làng, diện tích ruộng đồng còn lại chúng tôi vẫn lao vào làm. Nhưng thu nhập của chúng tôi quá nghèo nàn” – bà Khuất Thị Cẩm phản ánh.

Đoàn ĐBQH TP Hà Nội tiếp xúc cử tri ở một vùng quê nghèo xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất, phóng viên ghi nhận tâm tư nguyện vọng của người dân về tam nông cũng như công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Được coi là một xã nghèo nhất huyện, với địa hình bán sơn địa “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn”, lại 100% làm nông nghiệp, không nghề phụ, để bám trụ được với ruộng đồng, người dân nơi đây đang cần lắm sự hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới.

Ông Khuất Văn Thấm –  Đảng viên 60 năm tuổi Đảng cho hay, Cẩm Yên là một địa danh gần Hà Nội nhưng lại thuộc vùng sâu, vùng xa. Ông nhớ lại, ngày xưa khi đi qua làng còn không có lối ra. Làng chỉ có một cổng mà không có cổng sau. Vài chục năm nay vùng quê nghèo này cũng không mấy thay đổi.

Các địa phương cần nghiên cứu kỹ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới để lên phương án đề xuất thực hiện. Ảnh minh họa

Ruộng đất trong vùng là đồi gò rất khó làm ăn. Bởi vậy nhân dân Cẩm Yên đang có xu thế phi nông nghiệp, bỏ ruộng đi làm thuê. Để người nông dân giữ đất bám làng, ông Thấm thiết tha đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay.  

Cho rằng chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thực sự đi vào cuộc sống, thế nhưng ông Khuất Tiến Nga – một người dân trong vùng phản ánh tình trạng người dân đang “không thiết tha với ruộng đồng”. Bởi chi phí đầu vào cho nông nghiệp bây giờ quá lớn, mùa màng thất thu, năng suất thấp, giá thóc lại rẻ.

Thực tế đó khiến người dân địa phương không mặn mà, không dám đầu tư. Mặt khác nếu có muốn thì việc tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng vô cùng khó khăn. Không vay mua được máy sản xuất khiến người đời sống nông nghiệp của người dân càng thêm khó khăn.

Cho rằng công cuộc xây dựng nông thôn mới là một chính sách lớn hiện nay, và ruộng đất cũng là một “tài sản quý báu”, thế nhưng ông Kiều Đăng Chu – người dân xã Cẩm Yên lại than phiền thực trạng thu nhập của người nông dân hiện nay thấp quá, cuộc sống còn khó khăn quá.

Ngay cả với chính sách dồn điền đổi thửa, dù thành phố đã có nhiều cơ chế chính sách hướng dẫn nhưng vận dụng vào từng địa phương lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Dù đã dồn điền đổi thửa rồi nhưng mỗi mảnh sau khi đóng cọc xong vẫn bị chia thành 3 – 4 thửa. Để công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, ông Chu đề nghị thành phố đưa Cẩm Yên vào quy hoạch, đưa nhà đầu tư vào liên kết ba nhà (nhà nước – nhà đầu tư – nhà nông).       

Đề cập đến khó khăn, ông Khuất Văn Huân (thôn Cẩm Bảo, xã Cẩm Yên) phản ánh, mặc dù trong thời gian qua nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn nhưng chính sách về rất chậm. 30 – 40 năm nay hệ thống kênh mương thủy lợi vẫn cơ bản nguyên như cũ. Vài chục năm nay mới chỉ có một đoạn đường mương ngắn.

“Cẩm Yên là xã nghèo thuần nông. Song không bao giờ chúng tôi bỏ ruộng đồng. Chủ trương bám đất, bám làng, diện tích ruộng đồng còn lại chúng tôi vẫn lao vào làm. Nhưng thu nhập của chúng tôi quá nghèo nàn” – bà Khuất Thị Cẩm phản ánh.

Chủ nhiệm HTX NN Cẩm Yên Khuất Hữu Chiến cảnh báo thực trạng người dân không mặn mà với đồng ruộng, vì giá cả đầu vào cao, chuồng trại chăn nuôi thì dịch bệnh liên miên, diện tích ruộng đồng đang bị bỏ không rất nhiều.

Nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ông Chiến thiết tha đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ về vay vốn, giải quyết việc làm, an sinh xã hội cho người nông dân.

Trước tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Trần Đức Nguyên cho biết, huyện vẫn đang tiếp tục thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa. Cẩm Yên là một xã đặc biệt khó khăn, những năm qua đã được đầu tư cơ sở vật chất nên đã có khởi sắc. Nhưng vì địa hình đồi gò, chưa mưa đã úng chưa nắng đã hạn, nên sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Thạch Thất là một huyện với 40% thuần nông nhưng vốn đầu tư hiện rất khó khăn. Chỉ có dồn điền đổi thửa mới áp dụng được máy móc vào để giảm chi phí cho bà con. Việc dồn điền đổi thửa bất cập như người dân phản ánh do chưa có sự nghiên cứu kỹ càng. Ông Nguyên đề nghị cán bộ địa phương tìm hiểu kỹ hướng dẫn, nghiên cứu sâu sắc, nắm được quy hoạch đồng ruộng sau khi dồn điền đổi thửa, xem vùng nào dồn được vùng nào không để đầu tư cho hiệu quả.

ĐBQH Đào Văn Bình – Chủ tịch MTTQ TP Hà Nội cho biết trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, thành phố đã có chủ trương hỗ trợ 100% vật tư để xây dựng đường nông thôn. Người dân chỉ bỏ công ra làm đường. Nhưng địa phương phải có dự án, phải có người thiết kế, xem con đường đó làm hết bao nhiêu tiền.

Thành phố cũng khuyến khích người dân ủng hộ đất làm đường, làm nhà văn hóa thôn. Trong số 19 tiêu chí về nông thôn mới từng địa phương phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ chủ trương và đề xuất thực hiện. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chúng tôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 356


Hôm nayHôm nay : 32579

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 646530

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70873845