21:51 EST Thứ ba, 31/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân mất hết đất là nguy cơ lớn

Thứ sáu - 07/09/2012 09:07
Chiều 7-9, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp bàn về việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2003. Nhiều vấn đề liên quan đến khiếu kiện, tham nhũng trong sử dụng đất đai được các đại biểu Quốc hội quan tâm góp ý.

Phổ biến giao dịch ngầm

Đánh giá về quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho hay, pháp luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, một số nội dung chưa rõ ràng, chưa phù hợp. Công tác thanh tra, giám sát thi hành pháp luật chưa nghiêm, chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn thiếu và chưa đủ mạnh. Nguồn lực đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp, gây bức xúc trong xã hội.

Bên cạnh đó, công tác quản lý đất còn hạn chế bất cập. Tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai chưa nghiêm, việc phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa được chú trọng kém hiệu quả. Thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất còn bộc lộ những yếu kém, không ổn định phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” khá phổ biến. Chính sách thuế chưa thực hiện tốt vai trò điều tiết thị trường bất động sản.

Hai vấn đề được nhiều đại biểu mong muốn Luật đất đai sửa đổi lần này “nhấn” vào đó là làm sao chống tham nhũng đất đai và hạn chế tối đa khiếu kiện đất đai. Có ý kiến cho rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng người đại diện sở hữu đó có các cơ quan Nhà nước trong khi chế tài xử phạt nhẹ dẫn đến tham nhũng, lạm quyền dẫn đến khiếu kiện.

Luật sửa đổi chưa đặt ra quy định về việc thu hồi dự án. Khi đất sắp đến thời điểm giao lại, dân nhận giá đền bù rất rẻ, nhưng nay thời hạn kéo dài ra vậy sẽ phải giải quyết thế nào nếu có khiếu kiện?

Khuyến khích thuê đất của nông dân thay vì mua đứt bán đoạn

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Luật sửa đổi lần này giữ nguyên 21 điều so với Luật 2003, bổ sung thêm 68 điều. Hiện nay cơ chế thu hồi theo hai hướng Nhà nước thu hồi (theo quy hoạch và dự án) và thỏa thuận. Hiện chúng ta chủ yếu thu hồi theo dự án. Đây là cơ chế xin cho tạo cơ hội tham nhũng. Do đó, sửa đổi theo hướng Nhà nước chủ động thu hồi theo quy hoạch, hạn chế thấp nhất giao đất không thu tiền, tăng cường đấu giá đất tránh tình trạng xin cho, tham nhũng.

Đánh giá về nguyên nhân gây khiếu kiện đất đai, đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường cho hay, hiện mức giá trong đấu giá giao cá nhân, đất dự án thấp dẫn đến chênh lệch địa tô, khiếu kiện. Trước Luật quy định không rõ là người dân khiếu kiện loại đất thuộc diện thỏa thuận hay Nhà nước thu hồi. Nay dự án nào về an ninh quốc gia thì phải công khai luôn.

Giá đất đền bù thấp hơn giá thị trường do muốn thu hút đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân gây nên gây khiếu kiện. Khiếu kiện còn do trả tiền đền bù cho người dân theo giá đang sử dụng theo giá đất nông nghiệp, nhưng sau khi thu hồi, giải phóng mặt bằng, giá đội lên rất nhiều lần. Luật sửa đổi sẽ theo hướng, quy định phần chênh lệch thu được sẽ phải điều tiết đền bù cho người dân đỡ thiệt thòi. Khi thu hồi số lượng đất rất lớn ảnh hưởng đến người dân, địa phương phải báo cáo Thủ tướng quyết định.

Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, cần khuyến khích mở nông trang, nông trại dưới hình thức thuê đất của nông dân chứ không mua đất bán đoạn. Người dân mất đất thành vô sản là nguy cơ lớn. Nếu không còn đất thì số tiền thuê đất có thể nuôi sống họ hoặc người dân có thể làm thuê trên mảnh đất mình. Luật quy định giao đất cho hộ gia đình là không rõ, phải quy định giao đất cho một người, vì nếu không, khi mua bán đất, mọi thành viên trong gia đình đều phải ký.

Điều 16 dự luật sửa đổi quy định, Nhà nước trao quyền giao đất, vì có giao nên có thu hồi. Thực tế nếu là đất dân đang ở, Nhà nước chỉ xác nhận thôi vì không phải đất Nhà nước giao. Có những nơi lấy đất công giao đất không thu tiền giống hệt cơ chế giao lại đất của người ta đang ở, gây bất cập ghê gớm. Do đó, phải có cơ chế kiểm soát vấn đề này.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, vấn đề thu hồi đất nên giao Nhà nước thu hồi toàn bộ, kể cả cho mục tiêu quốc phòng, an ninh. Thu hồi xong phải giúp người dân có cuộc sống tốt hơn, bảo đảm sự công bằng, không để người chây ì đòi nhận quyền lợi cao hơn.

Vấn đề giá cần thống nhất, bảo đảm phù hợp cơ chế thị trường, ổn định.

Tiếp thu ý kiến: tích tụ ruộng đất không theo kiểu mua đứt bán đoạn mà thuê lại của nông dân, trình lên UBTVQH xem xét.

Dự kiến Luật đất đai sửa đổi sẽ được Chính phủ trình ra phiên họp thứ 11 của UBTVQH, trước khi chính thức trình ra Kỳ họp thứ IV của Quốc hội.

HƯƠNG NGUYÊN
Theo: nhandan.com.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 0

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73043691