15:26 EST Thứ hai, 30/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp 2015 vượt “sóng gió”

Thứ hai - 18/01/2016 20:59
Năm 2015, mặc dù không đạt được mục tiêu đề ra về giá trị xuất khẩu do các mặt hàng chính đều sụt giảm, nhưng nông nghiệp vẫn tiếp tục là ngành xuất siêu. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả ấy thấy nhiều vấn đề cần phải bàn.

Khó đủ bề

Năm qua, ngành nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng do biến động thời tiết, đặc biệt là hiện tượng El Nino. Mặt khác, thị trường xuất khẩu sản phẩm nông sản cũng gặp nhiều khó khăn, nhu cầu và giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều giảm. Diễn biến của thị trường tiền tệ thế giới tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi vẫn xảy ra ở một số nơi, giá vật tư đầu vào, phân bón tăng cao... đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch của toàn ngành.

Thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2015 đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,62% so năm 2014; trong đó, nông nghiệp 637,4 nghìn tỷ đồng (tăng 2,28%), lâm nghiệp 26,6 nghìn tỷ đồng (7,29%), thủy sản 194,4 nghìn tỷ đồng (tăng 3,06%). Cùng đó, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2015 đạt 30,14 tỷ USD, giảm 0,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,95 tỷ USD (giảm 2,6%); thủy sản ước 6,52 tỷ USD (giảm 16,5%); lâm sản chính gần 7,1 tỷ USD (tăng 8,2%).

Với mặt hàng thủy sản, năm qua giá trị xuất khẩu đã sụt giảm, tốc độ tăng trưởng chỉ là 3,06%, thấp hơn so những năm trước đây (năm 2014: 6,8%; năm 2013: 5,1%). Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ sự biến đổi của thời tiết, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường xuất khẩu giảm mạnh (nhiều nước từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam), giá thu mua thấp trong khi chi phí giống, thức ăn, thuốc thú ý khá cao, chất lượng con giống chưa đảm bảo; tình hình khai thác trên biển đối diện với bão gió, tranh chấp chủ quyền…

tổng kết ngành nông nghiệp 2015

Năm qua, giá cá tra luôn bất ổn - Ảnh: Duy Khương

 

Nỗ lực vượt khó

Để khắc phục những khó khăn đó, năm qua, nhiều địa phương trong cả nước không mở rộng diện tích, thậm chí nhiều vùng  giảm quy mô nuôi nhỏ lẻ, phân tán mà chú trọng hơn vào chuyển đổi phương thức nuôi, mô hình nuôi để nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Theo đó, cũng xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay sáng tạo trong nuôi trồng như : nuôi tôm trong nhà kín, tôm sinh thái…; mở rộng các đối tượng nuôi (ngoài tôm, cá tra, người nuôi còn hướng tới các loại thủy sản có tính ổn định, giá trị kinh tế cao như ba ba, cá bống tượng, chép lai, rô phi đơn tính…). Trong khai thác, triển khai hiệu quả Nghị định 67 của Chính phủ về hỗ trợ tàu khai thác xa bờ; Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi; thực hiện đăng ký, đăng kiểm cho thuyền viên, ngư dân…

Theo đó, tổng sản lượng thủy sản năm 2015 hơn 6,56 triệu tấn; trong đó, khai thác 3,3 triệu tấn, nuôi trồng 3,53 triệu tấn; diện tích nuôi trồng là 1,28 triệu tấn, kim ngạch khoảng 6,72 tỷ USD. Cụ thể, trên lĩnh vực tôm, ước diện tích nuôi tôm nước lợ cả năm 2015 đạt 691,8 nghìn ha, giảm 2,3% so năm 2014; sản lượng 596 nghìn tấn, thấp hơn 9,5% so năm trước. Năm 2015, Bộ NN&PTNT đã kịp thời chỉ đạo đúng hướng, đẩy mạnh diện tích nuôi tôm sú, nhất là tôm sú quảng canh áp dụng mô hình kết hợp tôm - lúa, điều chỉnh giải pháp nuôi tôm thẻ từ thâm canh mật độ cao sang hướng mật độ thưa, giảm lượng thức ăn... Nhờ đó, diện tích tôm sú đạt vẫn đạt 603 nghìn ha, tương đương năm 2014 và tăng nhẹ về sản lượng với mức tăng 1,6% (tuy vẫn thấp hơn kế hoạch 4,2%).

Về cá tra, trở ngại lớn nhất trong năm qua là giá cá tra nguyên liệu không ổn định, có xu hướng giảm khi vào chính vụ; trong khi nguyên liệu đầu vào tăng cao; ước diện tích cá tra cả năm khoảng 5.000 ha, sản lượng 1,22 triệu tấn (bằng 98% về diện tích và tăng 6,7% về sản lượng so năm 2014). Còn về tình hình khai thác thủy sản, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản cho biết, năm 2015 số tàu khai thác xa bờ tăng và khai thác gần bờ giảm; kế hoạch cho năm tới cần quản lý khai thác xa bờ theo hạn ngạch (số lượng tàu đóng mới và ngành nghề); hạn chế dần những nghề khai thác hiệu quả thấp, phát triển nghề khai thác có giá trị cao.

 

Nhất thiết nâng cao chất lượng

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, năm 2014, nuôi tôm nước lợ bùng nổ khi tăng tới 120.000 tấn (tương đương 20%) thì 2015 lại giảm đi 60.000 tấn. Đáng lo ngại là việc tụt sản lượng không phải do thiên tai dịch bệnh nghiêm trọng như giai đoạn 2012 - 2013, mà chủ yếu do tôm Việt Nam không thể cạnh tranh được. Trong khi, cùng với việc ô nhiễm môi trường nước nói chung, việc ô nhiễm trong nuôi trồng kéo theo nguy cơ dịch bệnh cũng đang đe dọa tới sự bền vững. Do đó, nếu vẫn sản xuất theo cách làm của năm qua thì Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục khó khăn. Muốn phát triển hơn nữa, ngành thủy sản phải giảm giá thành và nâng cao chất lượng, nếu không giảm được giá thành thì sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường. Vấn đề nữa là tính bền vững. Chúng ta phải làm sao để ứng phó với biến đổi khí hậu, tình hình ô nhiễm môi trường, vì ô nhiễm môi trường sẽ góp phần dẫn tới dịch bệnh…

Năm 2016, thị trường nông nghiệp nói chung trong đó có thủy sản được dự báo vẫn khó khăn, nhất là với tôm và cá tra. Theo đó, chúng ta cần tiếp tục nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả, mở rộng, tìm kiếm thị trường. Ngoài ra, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa vẫn tiếp tục phát triển; sự cạnh tranh giữa các khu vực vẫn quyết liệt; nên lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn.

>> Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám: Để giảm giá thành trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời điều chỉnh mùa vụ nuôi tôm trong nước thu hoạch sớm hơn so với Ấn Độ. Vì vậy, năm 2016, kết hợp với diễn biến thời tiết, Tổng cục Thủy sản sẽ chỉ đạo điều chỉnh mùa vụ thả sớm hơn năm trước một tháng để tranh thủ thị trường. Đồng thời, phát triển mạnh tôm sinh thái, tôm công nghệ cao, tôm VietGAP, GlobalGAP…

Nguyễn Chi 
theo:thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 144


Hôm nayHôm nay : 35258

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1322901

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73005610