21:05 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp ĐBSH: Những vườn vải trăm triệu ở Thanh Hà

Thứ bảy - 01/06/2019 06:03
Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết nên sản lượng vải sớm ở Thanh Hà thấp hơn so với năm trước. Tuy nhiên, với bàn tay khéo léo và kinh nghiệm lâu năm gắn bó cùng cây vải, không ít nông dân ở khu Hà Đông vẫn có vụ vải bội thu.
 
nhung-vuon-vai-tram-trieu-o-thanh-ha-7-111811.jpg
Gia đình ông Trịnh Văn Điển ở thôn Vĩnh Ninh, xã Thanh Cường ước thu gần 200 triệu từ mùa vải này. (Ảnh: Minh Nguyệt)


Gia đình ông Trịnh Văn Điển ở thôn Vĩnh Ninh, xã Thanh Cường có 2 mẫu vải, trong đó có cả các trà vải sớm, vải muộn nhưng vải muộn mất mùa, vải sớm ước đạt hơn 4 tấn.

Gia đình ông Điển đã thu hoạch được hơn 2 tấn vải sớm, giá bán trung bình 30.000 đồng/kg, thu được gần 100 triệu đồng. "Còn hơn 2 tấn vải nữa, gia đình tôi thu hoạch từ nay đến giữa tuần sau là xong. Năm nay ít vải nên giá cao gấp 2,5 lần so với năm ngoái, ai cũng phấn khởi. Đến nay đã vào cuối vụ vải sớm nhưng giá vải vẫn khá cao, không có tình trạng giá giảm xuống 10.000 đồng/kg như năm ngoái. Năm nay, nhiều khả năng vải không có giá dưới 20.000 đồng/kg", ông Điển nói.

Vụ vải sớm năm nay, có hơn 10 hộ ở xã Thanh Cường thu được hơn 100 triệu đồng từ vải sớm mỗi hộ. Cả xã ước thu 51 tỷ đồng, tăng khoảng 10 tỷ đồng so với năm ngoái.       

Xã Thanh Bính có diện tích vải sớm nhiều nhất huyện Thanh Hà. Vì thế, việc tìm ra chủ nhân của những vườn vải trăm triệu không khó. Chúng tôi đến gặp ông Lê Tiến Dũng ở thôn Hạ Vĩnh đúng lúc gia đình ông đang tất bật thu hoạch vải. Mỗi ngày, gia đình ông Dũng thu hoạch khoảng 1,5 tấn vải. Đến nay, gia đình ông thu được khoảng 5 tấn, còn hơn 4 tấn nữa sẽ thu hoạch đến 5.6. Sản lượng vải sớm của gia đình ông Dũng giảm hơn 1 tấn so với năm ngoái.

Năm nay, gia đình ông Dũng ước thu gần 300 triệu đồng từ vải, cao gần gấp 3 lần so với năm ngoái do vải được giá. "Vải của gia đình tôi sản xuất đúng theo quy trình VietGAP, năm nào cũng được một số doanh nghiệp về thu mua để bán ở Hà Nội. Các doanh nghiệp về tận vườn kiểm tra quy trình sản xuất vải và test lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch", ông Dũng cho biết.

Năm nay, người trồng vải sớm ở xã Thanh Bính đều có thu nhập cao, nhà ít được vài chục triệu đồng, người trồng nhiều thu vài trăm triệu đồng.

Huyện Thanh Hà có hơn 1.000 ha vải sớm, trồng chủ yếu ở 6 xã khu Hà Đông. Sản lượng vải sớm ước đạt 17.000 tấn, bằng 70% so với năm ngoái. Tuy nhiên, giá bán từ 25.000-65.000 đồng/kg, gấp rưỡi năm ngoái nên giá trị thu được cao hơn năm trước.

Giá chuối, vải ở Hưng Yên cao hơn năm trước

chuoi_01.jpg
Nhà nông Khoái Châu phấn khởi vì chuối năm nay được giá. 

Theo dự thảo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy gần 32 nghìn ha lúa, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 64,5% diện tích gieo cấy. Đến nay, nông dân đang thu hoạch, dự kiến năng suất lúa đạt từ 66 – 67 tạ/ha. Chuối, vải đã và đang cho thu hoạch, giá bán cao hơn năm 2018; nhãn, cây có múi đang ở giai đoạn phát triển quả non... Toàn tỉnh gieo trồng trên 7,4 nghìn ha rau màu vụ xuân, đến nay đã thu hoạch được hơn 4,1 nghìn ha, giá bán một số loại rau màu cao, có lợi cho người sản xuất...

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy hơn 31,4 nghìn ha lúa, trong đó lúa trà sớm chiếm 10 – 15% diện tích, còn lại là trà trung; lúa chất lượng cao chiếm 68 – 69% diện tích gieo cấy, phấn đấu hoàn thành gieo cấy trước ngày 10.7. Mỗi huyện, thành phố, thị xã lựa chọn từ 3 – 4 giống lúa chủ lực để gieo cấy. Toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 11 nghìn ha rau màu vụ đông với các giống chủ lực như: Ngô, lạc, đậu tương, các loại rau màu khác.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các ngành liên quan sớm nghiên cứu xây dựng nhãn hiệu và đặt tên cho giống vải trứng và một số giống cây ăn quả đặc sản của tỉnh; quan tâm hỗ trợ tem nhãn, bao bì cho các cơ sở sản xuất nhãn, cam chất lượng...

Hà Nội: Biến rơm rạ thành sản phẩm hữu ích

Ngoại thành Hà Nội bắt đầu thu hoạch lúa xuân. Nếu như các năm trước, sau thu hoạch, người dân thường đốt rơm rạ ngay trên đồng thì năm nay tình trạng này đã được cải thiện. Sở dĩ vậy là trên địa bàn thành phố đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình xử lý rơm rạ hiệu quả, biến phụ phẩm này thành sản phẩm hữu ích.

lua.jpg
Doanh nghiệp thu mua rơm rạ ở xã Liên Hà (huyện Đông Anh) làm thức ăn cho bò.


Thời điểm này, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Đan Phượng đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ xuân. Ông Phạm Quang Viễn (xã Hồng Hà) cho biết: "Gia đình tôi có 2 sào trồng lúa, toàn bộ rơm được giữ lại, dùng chế phẩm sinh học để ủ thành phân bón. Việc làm này vừa giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, vừa tiết kiệm được tiền mua phân bón, hạn chế sử dụng phân bón hóa học".

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son, 3 năm gần đây, huyện Đan Phượng đã triển khai hỗ trợ nông dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học. Vụ xuân năm 2019, huyện triển khai mô hình xử lý rơm rạ tại 9 xã trên địa bàn huyện với diện tích 357ha lúa sau thu hoạch. 

Đan Phượng đã cung cấp cho hộ trồng lúa (đăng ký tham gia mô hình) chế phẩm sinh học và tập huấn, hướng dẫn các hộ sử dụng chế phẩm này để xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất. Việc hỗ trợ trong những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, tác động rất mạnh vào nhận thức của người dân, xóa dần tâm lý coi rơm rạ là “đồ bỏ đi”.

Không chỉ ở Đan Phượng, huyện Đông Anh đã kết nối Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội với các hộ nông dân trên địa bàn huyện trong việc thu mua rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi. Ngay đợt đầu tiên, Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội đã thu mua rơm rạ của gần 500ha lúa sau thu hoạch với giá 400 đồng/kg. Ngoài ra, huyện Đông Anh cũng tiếp tục triển khai mô hình trồng nấm rơm và xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, nhờ vậy, tình trạng đốt rơm trên các cánh đồng ở Đông Anh đã hạn chế nhiều.

Thái Bình: Khẩn trương xây dựng đề án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình chuỗi liên kết”


Từ tháng 2/2019 đến nay, tỉnh đã chịu thiệt hại nặng nề bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi với số lợn tiêu hủy đến nay chiếm tới 1/3 tổng đàn với trọng lượng lợn đã tiêu hủy gần 17.000 tấn. Mặc dù Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị cùng với các tầng lớp nhân dân thực hiện tổng lực các biện pháp quyết liệt bao vây dập dịch song đến nay bệnh dịch vẫn tiếp tục phát sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống nhân dân.

images1341293_4.jpg

Ảnh minh họa.

Trước tình hình trên, Thường trực Tỉnh ủy xác định cần có định hướng mới để chuyển đổi sinh kế cho người chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của tỉnh, bù đắp sự thiếu hụt về nguồn cung thịt lợn, bảo đảm tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. 

Vừa qua, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức đoàn công tác đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và tham quan, tìm hiểu thực tế mô hình chăn nuôi bò giống và bò thịt cao sản tập trung theo chuỗi liên kết. Qua buổi tham quan, Thường trực Tỉnh ủy nhận thấy: Phát triển chăn nuôi đại gia súc, nhất là chăn nuôi bò theo mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và các hộ dân là mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Thái Bình. Từ thực tế đó, Thường trực Tỉnh ủy đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng đề án: “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình chuỗi liên kết”.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình chuỗi liên kết là việc làm cần thiết trong điều kiện hiện nay để thay thế đàn lợn chịu thiệt hại nặng nề bởi bệnh dịch tả châu Phi. Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn phải mất từ 3-4 năm sau khi công bố hết dịch mới tái đàn được nên trong thời gian đó cần phải có con vật nuôi khác để thay thế, vì vậy cần khẩn trương xây dựng đề án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình chuỗi liên kết”. 

Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất xây dựng đề án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình chuỗi liên kết” để thay thế dần việc chăn nuôi lợn, hạn chế rủi ro, tạo sinh kế cho người dân, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo xây dựng đề án này với quy mô tổng đàn trong 5 năm tới gấp 3 lần hiện nay, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 15/6/2019. Kèm theo đề án xây dựng cơ chế khuyến khích về vốn, giống, khoa học kỹ thuật để thực hiện.
http://kinhtenongthon.vn/nong-nghiep-dbsh-nhung-vuon-vai-tram-trieu-o-thanh-ha-post28138.html

Theo Thanh Tâm  (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 51

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 48


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1211137

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72893846