18:44 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp cần có chính sách thuận lợi

Thứ năm - 20/06/2013 20:02
Nông nghiệp là động lực chính, là áo giáp, phao đỡ cho đất nước khi gặp khó khăn. TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,nhận định như thế

 

Từ khi có chính sách đổi mới đến nay, so với các nước khác trong vùng, Việt Nam có mức tăng trưởng cao và ổn định. Mức tăng trưởng 4,5%/năm tạo lợi thế lớn trong xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực. Trong khi các ngành kinh tế khác phải thường nhập siêu thì ngành nông nghiệp liên tục xuất siêu, tức chỉ có nông dân bù đắp được phần nào nhằm hạn chế nhập siêu.

Chưa tương xứng

TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng  nhiều năm trở lại đây, hiệu quả của  sản xuất nông nghiệp đã phần nào bù đắp cho nền kinh tế. Tuy vậy, điều đáng tiếc là giá sản phẩm nông nghiệp hiện  rớt thê thảm, phần nào kéo giảm lạm phát nhưng không ít người chỉ nói đến thành công của điều hành kinh tế vĩ mô mà chưa ghi nhận sự  hy sinh của nông nghiệp, nông dân.

Chưa hết, nông nghiệp còn chịu sự tác động  của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Diện tích đất bị thu hẹp nhưng nông nghiệp vẫn cung cấp đủ lương thực cho xã hội, tham gia xóa đói giảm nghèo hiệu quả và xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước. 

Thu hoạch mía tại một cơ sở sản xuất. Nông dân cần được chuyên môn hóa
để việc canh tác đạt hiệu quả cao hơn. Ảnh: GIA HÂN

Nông nghiệp đóng góp 24% cho xuất khẩu, 20% cho GDP, 50% lao động cả nước nhưng đầu tư cho nông nghiệp, tiếc thay, lại chưa tương xứng. Như vậy cũng có nghĩa là lấy đi từ nông nghiệp nhiều nhưng trả lại cho nông nghiệp chưa được bao nhiêu. Hiện thu nhập 1 gia đình nông dân khoảng 10 triệu đồng/năm và điều này không thể giúp họ đầu tư phát triển được.

Cần cái nhìn mới 

Theo ông Sơn, nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có chính sách trợ cấp cho nông nghiệp rất lớn. Nhật Bản, Đài Loan trợ cấp cho nông nghiệp từ 60%-70%, Mỹ 15%, châu Âu 35%. Trong khi đó, nông dân nước ta chịu nhiều sức ép, tài nguyên đất đai ở một số nơi bị buộc phải nhường chỗ cho phát triển công nghiệp (kể cả làm sân golf), bên cạnh đó là những tác động từ quá trình biến đổi khí hậu, đô thị hóa. Nông nghiệp chưa được hỗ trợ bằng hệ thống bảo hiểm, chưa có dự báo thị trường, thiên tai, dịch bệnh. Hơn 40% hộ nông dân dường như phải tự lo liệu về thiên tai, dịch bệnh nên gặp nhiều khó khăn trong canh tác.  

TS Đặng Kim Sơn cho rằng nên có chính sách thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn để phát huy nội lực. Lâu nay, khu vực này sản xuất ra nhiều sản lượng nhưng chủ yếu dựa vào tài nguyên.  Đó  chỉ là giải pháp hiệu quả trong điều kiện khó khăn, xuất phát điểm thấp.

Để giúp nông nghiệp phát triển hiệu quả hơn nữa, ông Sơn cho rằng cần phải tái cơ cấu nông nghiệp, chuyên môn hóa cho nông dân, hỗ trợ chuyển đổi việc làm, tăng quy mô sản xuất; phát triển tổ chức nông dân, cộng đồng; hỗ trợ kinh tế hợp tác, phát triển hiệp hội ngành nghề trong cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; tăng quy mô sản xuất, trao quyền cho nông dân.

Đặc biệt,  nhà nước nên giảm bớt vai trò trong quy hoạch đất chi tiết như nuôi con gì, trồng cây gì mà để cho thị trường quyết định. Thay vào đó, nhà nước  trực tiếp tham gia thu mua nông sản, quản lý dịch bệnh; đi sâu vào những hiệp định, pháp lý, quản lý, dịch vụ công, kiểm dịch, tài chính; còn những dịch vụ cụ thể nên giao cho tư nhân. Nhà nước chỉ nên quan tâm vào mảng giá trị gia tăng, đừng nên bắt buộc phải sản xuất bao nhiêu tấn, bao nhiêu con. Bên cạnh đó, cần tăng đầu tư công, thay đổi kết cấu đầu tư công nghệ, chế biến.

NGUYỄN HẢI
Theo nld.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1332520

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68562683